Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

seller---->Natural rubber VietNam: SVR3L-SVR5-SVR10-SVR20

We, thuanloi Co.,ltd are professional Supplier natural rubber and riliable manufacture - exporter natural rubber with main product:
Natural rubber VietNam: SVR3L-SVR5-SVR10-SVR20
-----------------
Blog: rubberngochoi.blogspot.com
Email:rubberngochoi@gmail.com
Skype:rubberngochoi
Phone number: 84-918712879 - 84-962820879
SVR10- Picture

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Lầm lũi những phận đời mót mủ cao su trong đêm tối


(Đời sống) - Nắng xuống khép lại một ngày làm việc mệt nhọc cũng là thời điểm những người công nhân cạo mủ cao su trở về nhà, nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình sau một ngày lao động mệt nhọc. Thế nhưng từ khoảng thời gian này trở đi, lại là thời điểm mưu sinh của một số người dân nghèo.
Họ vào lô cao su, mót những gì còn sót lại trên cây, trong chén và dưới đất. Một ngày theo chân những người dân mót mủ tại tại xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước mới thấy hết sự cơ cực của cái “nghề” này.
Chiều tắt, công việc bắt đầu
Khoảng 17 giờ chiều, từ trong lô cao su công nhân cạo mủ bắt đầu ra về, lúc này không ít người lớn, trẻ em quần áo lem luốc, tay cầm can nhựa, túi ni-lông, cầm móc sắt, chờ sẵn ở bìa lô cao su. Sở dĩ họ chực chờ vì lần thứ nhất chưa ai mót nên mủ khá nhiều và nếu không nhanh chân thì những người xung quanh mót hết.
Mẹ con bà Nguyễn Thị Hoa (quê Thanh Hóa) mót mủ đến nay cũng gần chục năm cho biết: “Người mót đi đến từng cây, chắt những giọt mủ ít ỏi trong tô vào can.
Trên thân cây có dây mủ nào vừa khô miệng hoặc dưới đất có miếng mủ đất nào còn dính lại đều được người mót bóc sạch sẽ bỏ riêng vào từng túi rồi nhanh chân chạy sang cây khác, hàng này sang hàng khác, thậm chí từ lô này sang lô khác.
Không một ai ngồi nghỉ, không một ai đứng nói chuyện, từ trẻ con cho đến người lớn đều tranh thủ tối đa. Thậm chí nhiều cây, mủ chưa kịp chảy lại thì người khác đã quay tới mót tiếp”.
Theo bà Hoa người mót mủ cứ chạy hết cây này sang cây khác rồi chạy về cây cũ vì mủ cứ chảy liên tục cho đến sáng hôm sau. Chính vì thế, mót qua một lúc là lại có mủ nhưng đa số chỉ là mủ nước hoặc mủ đất.
Tính ra mỗi người đi đi lại lại một buổi ít nhất cả chục km đoạn đường, còn ai chịu khó mót về khuya thì đoạn đường có thể dài hơn.
Với những người lớn tuổi như thế này, không đi mót được vào ban đêm thì họ thường tranh thủ ban ngày vào lô mót mủ dây.
Với những người lớn tuổi như thế này, không đi mót được vào ban đêm thì họ thường tranh thủ ban ngày vào lô mót mủ dây.
Có 3 loại mủ, mủ nước, mủ dây, mủ đất. Mủ nước chảy xuống khi nhát cạo chưa ráo miệng, đây được xem là mủ sạch, có giá chừng 15 ngàn đồng/kg. Mủ dây là những nhát cạo đã khô thành dây, dùng tay bóc được, có giá trị nhất, chừng 22 ngàn đồng/kg.
Ngược lại giá mủ đất bẩn, không sạch nên có giá chỉ khoảng 10 ngàn đồng/kg. Mỗi một buổi mót như vậy từ 17 chiều đến 19 giờ tối, bà Hoa và cậu con trai thu nhập từ 100-150 ngàn đồng. 
Đi mót mủ không khó, chủ yếu dùng tay để bóc là chính nên người lớn đến trẻ nhỏ đều có thể làm. Thời điểm tập trung đông nhất từ 17 đến 19 giờ hàng ngày vì trời còn nhá nhem tối, còn nhìn thấy đường.
Sau khoảng thời gian này, người già trẻ nhỏ về hết, còn lại trong lô là người trung niên, thanh niên. Họ có thể đi cả đêm thậm chí đến sáng là chuyện thường. Ông Nguyễn Văn Hùng (quê Nghệ An) cho biết:
“Đi về đêm cực hơn. Trời tối tăm không thấy đường. Lúc này trong lô chỉ còn lấp ló ánh đèn của người mót, thỉnh thoảng tiếng cú mèo đi kiếm mồi đêm kêu lên. Chẳng ai nhận ra ai nữa, chỉ nghe giọng nói rồi đoán người mà gọi tên.
Nhiều khi trời tối quá, không có ánh trăng, chúng tôi thường nhìn lên bầu trời để định hướng đi. Nhưng vì lúc này ít người, trời mát mủ chảy nhiều, mình không tận dụng tranh thủ thì chẳng được là bao”.
Vốn dĩ chịu khó, ông Hùng thường đi mót về đêm. Mỗi đêm như vậy ông thu nhập cả chục lít mủ nước, được trên dưới 200 ngàn đồng.
Cũng như công việc khác, mót mủ cũng có mùa của nó. Thường thường vào dịp Tết, lá cao su già, rụng nhiều không cần đến mủ nuôi dưỡng lá nên mủ chảy nhiều. Đây là khoảng thời gian công nhân bội thu và người mót cũng ăn theo nên càng về Tết, người mót đi càng đông và đi đêm cũng đông.
Bên cạnh đấy, vào mùa mưa thường mất mùa đối với công nhân đi cạo song lại là được mùa đối với người đi mót. Bà Hoa cho biết, “mưa xuống công nhân không trút kịp. Mủ dính nước mưa bị loãng không đạt yêu cầu, công nhân không lấy nên người mót trút về, bỏ phèn chua vào đánh đông bán vẫn có giá.
Thế nên dù có mưa to đến mấy, người mót chẳng sợ dầm mưa, tranh nhau đi trút. Nhiều gia đình vận động hết các thành viên đến cả chục người vì đây là khoảng thời gian bội thu nhất”.
Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, người mót mủ đi vào lô cả ngày lẫn đêm. Thông thường sau khi cạo xong, công nhân sang lô khác cạo tiếp, đến 2 ngày sau mới quay lại lô cũ để cạo theo đó người dân thường mót sang đến ngày thứ hai, thậm chí ngày thứ ba.
Ở ngày thứ hai không còn mủ nước nhưng lại nhiều mủ dây, thường là phụ nữ, trẻ nhỏ đi mót là chính. Từng sợi được bóc ra, công đoạn khá lâu nhưng được cái mủ dây có giá nên tất cả các sợi mủ dù to, dù nhỏ đều được bóc sạch sẽ.
Một ngày cần mẫn mỗi người cũng được 4 đến 5 kg bỏ túi mang về, nhiều người còn mang cả cơm nắm theo để đi vào các lô xa hơn, mót được nhiều hơn.
Thu nhập khá nhưng hiểm nguy cũng nhiều
Không riêng xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập mà nhiều xã tại các huyện khác, người dân đi mót không ít. Hầu hết những người mót mủ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc những người đến từ các tỉnh thành như:
Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình… không có công ăn việc làm, thu nhập kinh tế thấp nên về đây. Nhiều năm rồi họ gắn bó với công việc mót mủ như cái nghề để xây dựng, trang trải kinh tế.
Bà Hoa chia sẻ: “Gia đình tôi ở Thanh Hóa, quanh năm làm ruộng chẳng đủ ăn. Nghe nói Bình Phước nói riêng, các tỉnh Đông Nam bộ nói chung là vùng tập trung phát triển cây công nghiệp đặc biệt cây cao su.
Mủ cao được xem như vàng trắng mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho các nông trường cũng như người dân. Người đi mót cũng khấm khá nên vợ chồng tôi khăn gói vào đây”.
Sau nhiều năm chịu khó đi mót, tích cóp gia đình chị mua được miếng đất nhỏ trồng hoa màu và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, phương tiện đồ dùng trong nhà được trang bị đầy đủ.
Hay nhà ông Hùng cũng nuôi con ăn học đến đại học. Hiện tại con gái đầu của ông học năm nhất trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, con trai thứ 2 đang học cấp 2. Nhận thấy công việc thu nhập cũng được, ông còn gọi thêm nhiều bà con vào đi mót.
Thế nhưng để có được những khoản thu nhập này, gia đình bà Hoa, ông Hùng… lại trải qua không ít khó khăn thậm chí là nguy hiểm. Ông Hùng cho biết “Đêm, các loài rắn, rết, bò cạp… hoạt động mạnh, tôi thường phải đi giày ba-ta, cột chặt đề phòng ấy vậy vẫn bị bò cạp cắn thường xuyên.
Nhớ có lần đưa tay vào tô móc mủ khô, một con bọ cạp trắng cắn, về nhà sốt cả mấy ngày trời. Ngoài ra vào mùa mưa, sâu lông sinh đen sôi nảy nở, bám đầy thân cây khiến mình mẩy ngứa gãi đến chảy cả máu”.
Theo ông Hùng, những lúc với tay lên bóc mủ dây, không để ý kỹ là người chạm ngày vào lông sâu. Lắm đứa trẻ dính lông sâu, không chịu được ngứa phải mua thuốc Tây uống ngay. Chưa kể, những lúc mưa bão, cành cây khô rơi gãy liên tục, thậm chí mỗi lần bão to, cây đổ bất chợt mà chẳng ai biết.
Cũng đã có người mót mủ bị cành cây rơi trúng người hay nhiều người thì bị trầy xước tay chân, chảy máu do vấp phải cành cây, rễ cây. “Có lần mải chạy vét mủ, vấp phải rễ cây, ngã xoài về trước, tay thì bị que đâm, xô mủ nước bắn tung tóe đầy người, dính cả mặt và đầu.
Lần đó tôi phải đi cắt tóc thì mới gỡ được hết mủ dính ở đầu. Nhiiều người còn bị mủ nước văng vào mắt, dính mi mắt đến độ không mở ra được, chỉ còn cách về ngâm mắt vào nước trắng, gỡ ra từ từ mới hết.
Nếu là mủ nước mới chảy thì không bị sao, xui xẻo dính mủ đất ở dưới hố mà văng vào thì về bị đau mắt luôn vì mủ vừa bẩn, vừa hôi”, bà Hoa kể.
Có một điều mà người mót mủ thường lưu ý đó là những lúc mót về đêm thường bám gót nhau mà mót. Ban ngày mỗi người có thể chạy mỗi lô, ban đêm thì mỗi người đi theo từng hàng một, hết hàng này quẹo sang hàng khác.
Thực ra đi như thế vì nếu lỡ có gặp kẻ lưu manh cướp mủ thì còn có người giúp đỡ. Thấy đông người đi mót, tình trạng trấn lột mủ xảy ra sẽ ít hơn. Ông Hùng tâm sự:
“Nói thật chứ đi ban đêm vào ngày trời có trăng thì đỡ chứ những ngày không trăng, trời tối như mực cũng sợ chứ. Chẳng phải sợ ma mà sợ người trấn lột. Sau một đêm làm vất vả bị người khác lấy coi như mất trắng. Và được cái đi đông người nên cũng có tinh thần hơn, dù có mệt cũng cố gắng”.
Có thể nói một ngày theo chân và nghe kể về công việc mót mủ, chúng tôi vẫn chưa thể hình dung hết nỗi cực nhọc của công việc này. Nhìn người đi mót mủ ai cũng cảm thương. Mủ nước, mủ đất văng đầy người, đầy mặt lem lúa.
Thậm chí tay chân, cơ thể người luôn có mùi hôi vì chỉ cần để qua ngày, mủ đã chuyển từ mùi thơm sữa sang mùi hôi nồng nặc. Song vì thu nhập, vì kinh tế mà nhiều người vẫn chịu đựng nguy hiểm, gắn bó hết ngày này sang ngày khác, hết lô này sang lô khác.
Đến độ, ở mỗi gốc cây cao su đều có một hố nhỏ được tạo thành. Nguyên nhân vì mủ trên cây chảy xuống thì người này móc, người kia móc. Móc hết lớp này đến lớp khác, tạo thành hố. Bà Hoa còn cười vui:
“Công nhân cạo cho mủ chảy vào tô, nhưng người đi mót thì xem cái hố dưới gốc cây là cái tô. Mủ trên cây cứ chảy xuống đấy dính đất, công nhân không lấy coi như mình thừa hưởng. Lấy mủ này về chịu khó rửa sạch, trộn với mủ dây bán cũng được giá rất cao”.

 
Bản quyền thuộc về công ty cao su thuận lợi -Email: rubberngochoi@gmail.com - Hotline:0918712879 | Rubber svr3l-svr10-svr20