Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Lào, Campuchia và DN Việt phản đối cáo buộc của Global Witness


Tổ chức phi chính phủ Global Witness ngày 13-5 công bố báo cáo nêu danh 2 doanh nghiệp (DN) lớn ở Việt Nam (VN) là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang "chiếm đất", hủy hoại sinh kế của người dân địa phương cũng như môi trường; đồng thời chỉ trích 2 Tập đoàn này không tôn trọng pháp luật, phớt lờ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường, xã hội của Lào và Campuchia...
Global Witness cho rằng HAGL, VRG đã lập các công ty trên giấy để có quyền thuê những mảnh đất lớn, nhiều hơn số đất cho phép theo luật tại 2 nước này thông qua các mối quan hệ thân tín. Họ đặt nghi vấn về khả năng HAGL và các công ty liên kết được bố trí tổng cộng 81.919ha đất (47.370ha ở Campuchia); VRG và các công ty liên kết thì được tổng cộng 200.237ha (ở Campuchia 161.344ha)...
Ngay lập tức thông tin trên nhận được sự quan tâm của dư luận và nhiều cơ quan báo chí trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là sự phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ từ những "người trong cuộc".
Phản bác trước cáo buộc trên, trả lời trên Đài RFA, ông Phay Siphan - Người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia nói: "Báo cáo của Global Witness nhằm mục đích sỉ nhục và cáo buộc Chính phủ. Campuchia không ngạc nhiên với báo cáo này vì Global Witness là một tổ chức bảo vệ môi trường đối lập.
Chính sách phát triển nông nghiệp Campuchia không chỉ riêng cấp đất tô nhượng làm kinh tế cho các công ty VN. Việc nhượng đất đều dựa trên hai yếu tố cơ bản là khả năng tài chính đầu tư và tính chuyên nghiệp phát triển. Mục đích, phát huy hiệu quả trong công cuộc giảm nghèo và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.
Việc phổ biến báo cáo như vậy không phải là hành động giúp giải quyết vấn đề ở Campuchia, không phải là đối tác để giúp hạn chế người vi phạm. Những gì nêu ra trong báo cáo là có động cơ chính trị, phê phán Chính phủ...".
Sáng qua (15-5), ông Trần Ngọc Thuận - Tổng Giám đốc VRG cho Báo Pháp Luật Việt Nam biết: "VRG là một tập đoàn lớn của Nhà nước VN. Khi đầu tư ra nước ngoài, chúng tôi luôn tìm hiểu kỹ và tuân thủ chặt chẽ những quy định pháp luật của các nước sở tại. Chúng tôi đã có văn bản báo cáo để phản đối vấn đề này tới Bộ Ngoại giao VN và Global Witness".
Còn ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL khẳng định: "Cáo buộc trên là hoàn toàn không chính xác, vô căn cứ. Chúng tôi là một tập đoàn tư nhân lớn, một thương hiệu nổi tiếng, với nhiều cổ đông trong và ngoài nước nên chuyện thượng tôn pháp luật là việc đầu tiên chúng tôi phải thực hiện. Các công ty con thuộc HAGL đang có những hoạt động đầu tư vào lĩnh vực trồng cây cao su, mía đường tại Campuchia, Lào đã tuân thủ đúng theo luật pháp nước sở tại, bao gồm cả việc bảo vệ rừng.
HAGL không tham gia khai thác gỗ, kể cả gỗ có giá trị kinh tế cao trong khu vực nhượng quyền của HAGL. Chính phủ Lào và Campuchia  toàn quyền kiểm soát, sở hữu và quyết định đối với toàn bộ khối lượng gỗ. Global Witness chưa chỉ ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào, HAGL sẵn sàng đối chất từng vấn đề cụ thể mà tổ chức này đưa ra".
Nhà ở do HAGL xây tặng cho người dân Attapeu
Nhà ở do HAGL xây tặng cho người dân Attapeu
Theo thông cáo báo chí vừa phát đi thì HAGL đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương bằng cách đóng thuế, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động và có đóng góp rất lớn mang tính cộng đồng như xây 2.000 căn nhà cho người nghèo, các trường học, bệnh viện, hàng trăm kilômét đường, hệ thống dây điện, nhiều cầu nối liền các bản làng; ngoài ra Tập đoàn này còn quyên góp cho những chương trình xóa đói giảm nghèo tại 2 nước Lào và Campuchia với tổng giá trị lên đến cả trăm triệu USD...
Minh chứng cho sự thật này, ông Khamphan Phommathat - Bí thư kiêm Tỉnh trưởng Attapeu (tỉnh mà HAGL đầu tư lớn nhất tại Lào) cho biết: "Mỗi dự án của HAGL đều tạo ra những đột phá về cơ sở hạ tầng, công ăn việc làm, an sinh đối với người dân nơi đây. Khoảng vài năm gần đây, Attapeu thay  đổi diện mạo từng ngày nhờ các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sự có mặt của HAGL".
Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavat Lengsavad đã nhiều lần khẳng định ở các Hội nghị Đầu tư Việt -Lào: "Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy các DN VN đã thực hiện rất đúng các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của 2 Đảng, 2 Chính phủ. Một số địa phương chúng tôi đi thăm, đều thấy rằng các DN VN sang đầu tư đã cùng chúng tôi góp phần làm phát triển kinh tế, thu nhập của nhân dân tăng cao lên, cải thiện đáng kể đời sống, trí tuệ được nâng cao...
Ngoài chuyện làm ăn, các DN VN còn làm rất tốt công tác xã hội, mà HAGL với VRG là những hình mẫu về đầu tư nước ngoài hiệu quả và đầy tính trách nhiệm tại Lào, làm cho mối quan hệ đặc biệt giữa 2 nước ngày càng gắn bó, sâu sắc, tốt đẹp hơn...".
Bên cạnh đó, Chính phủ Campuchia luôn ủng hộ, đánh giá rất cao những hoạt động đầu tư của VRG và HAGL tại nước họ.
Đài RFI (Pháp) cũng phỏng vấn ông Đoàn Nguyên Đức qua điện thoại và được ông Đức giải thích: HAGL không "chiếm đất" như cáo buộc, mà trái lại tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động tại 2 nước trên. Ông cho rằng đầu tư vào Lào và Campuchia có hàng ngàn công ty của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... chứ không chỉ có riêng HAGL và VRG của VN.
Chính phủ 2 nước này đang khuyến khích nhiều DN trên thế giới đầu tư chứ không chỉ VN. Mục đích chính là giải quyết việc làm cho người dân địa phương, giúp có thu nhập tốt hơn và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Nếu bất cứ dự án đầu tư nào làm cho người dân khó khăn hơn thì chắc chắn Chính phủ sở tại không bao giờ cho đầu tư.
Các DN mà làm sai thì sẽ bị ngừng hoạt động ngay; những việc chúng tôi làm được các cơ quan chức năng giám sát hàng ngày, chứ không phải muốn làm gì cũng được. Nơi nào HAGL đầu tư vào là tạo nên môi trường xã hội ở đó tốt lên, chứ không thể xấu đi! Những thông tin này, mọi người có thể kiểm chứng từ chính quyền các nước Lào, Campuchia hay VN.
Theo thông tin mới nhất, để tôn trọng sự thật khách quan cũng như để trả lời cho dư luận, cổ đông về những việc làm đúng pháp luật, minh bạch và hiệu quả của mình, chiều qua (15-5) HAGL chính thức gửi thư mời Global Witness đến VN vào đầu tháng 6/2013 để tham quan, kiểm tra bất cứ dự án nào của Tập đoàn này.

Doanh nghiệp cao su thất vọng trước diễn biến thị trường


Khi các công ty kinh doanh cao su hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu thì chắc chắn năm nay sẽ khó lòng đạt được mục tiêu vì tình hình giá cả đang rất xấu.


Xu hướng giảm trên thị trường cao su toàn cầu bắt đầu từ năm 2012, chủ yếu do các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, khiến chính phủ các nước kêu gọi cắt giảm chi tiêu. Điều này làm ảnh hưởng đến toàn ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp ô tô, kéo theo sự sụt giảm của ngành cao su.
Trước đó, các chuyên gia đã dự báo một cách lạc quan rằng giá cao su có thể tăng trong quý 1/2013 khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi. Và Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, dự kiến lấy lại được tốc độ tăng trưởng trong khi nguồn cung cao su giảm do các cây cao su rơi vào thời kỳ già cỗi, năng suất thấp.
Tuy nhiên, mọi thứ xảy ra hoàn toàn khác. Vào cuối quý 1 năm nay, giá cao su RSS kỳ hạn trên sàn Tocom giảm 16% so với hồi đầu năm.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu tới 90% tổng sản lượng cao su. Do đó giá cao su toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của toàn ngành.
Theo dự báo, khối lượng xuất khẩu cao su năm nay sẽ giảm 1 triệu tấn so với năm trước, tương đương khoảng 10,5%.  Tập đoàn cao su Việt Nam ước tính kim ngạch xuất khẩu cao su sẽ giảm 6,6% so với năm trước, ở mức 2,6 tỷ USD.
Hiện có 5 công ty cao su niêm yết trên thị trường chứng khoán bao gồm Công ty cổ phần Cao Su Phước Hòa (PHR), Công ty cổ phần Cao Su Đồng Phú (DPR), Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (TRC), Công ty cổ phần Cao Su Hòa Bình (HRC) và Công ty cổ phần Cao Su Thống Nhất (TNC).
Năm ngoái, các công ty này đã tăng diện tích trồng cây cao su tại Campuchia, đặc biệt là PHR mở rộng 2.278 hecta ở Kampong Thom và DPR mở rộng 1.300 hecta tại tỉnh Kratie.
Theo một nghiên cứu của Công ty chứng khoán FPT, Công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh đã đầu tư vào dự án phát triển cây cao su trên diện tích 7.600 hecta tại Siem Reap của Campuchia, trong khi tổng diện tích cây cao su cho thu hoạch tại Việt Nam là 5.407 hecta trong tổng số 7.300 hecta.
Mặc dù diện tích trồng cây cao su tăng đáng kể nhưng hiệu quả kinh doanh trong quý 1/2013 của các công ty cao su còn chậm, giá xuất khẩu giảm. Trong đó nổi bật nhất là HRC với báo cáo doanh thu giảm 97%, PHR giảm 83%, TNC giảm 75%...
Do đó, kết quả kinh doanh năm nay của các công ty cao su dự kiến sẽ giảm mạnh so với năm ngoái và có khả năng không đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.
T.Ngọc
Theo Trí Thức Trẻ/rubbermarkets

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Đầu tư ra nước ngoài thận trọng sau sự cố 'chiếm đất, phá rừng'



Theo chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đất đai nên thận trọng và quan tâm hơn tới đánh giá môi trường để tránh bị các tổ chức quốc tế "soi" như Hoàng Anh Gia Lai.
Trong bối cảnh nguồn tài nguyên và thị trường trong nước hạn chế, nhiều tập đoàn và tổng công ty lớn đã lên kế hoạch tiến ra nước ngoài nhằm mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và nâng cao tính cạnh tranh. Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đến 20/3/2013, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài hơn 15,5 tỷ USD ở 742 dự án, chủ yếu trong lĩnh vực khai khoáng.

Trong 59 quốc gia doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang, Lào và Campuchia được Chính phủ xác định là thị trường trọng điểm theo đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài". Điều này thể hiện qua số liệu dự án đầu tư sang Lào và Campuchia đang là lớn nhất. Hết tháng 3/2013, Việt Nam có 356 dự án triển khai tại Lào và Campuchia, tổng vốn đầu tư trị giá gần 7 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp, viễn thông, thủy điện...
caosu-1369123688_500x0.jpg
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai dẫn nhà đầu tư tham quan khu trồng cao su tại Lào. Ảnh: HAGL
Tuy nhiên, mới đây nhất, hai ông lớn là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã vướng vào vụ lùm xùm lớn tại hai quốc gia này, khi bị tổ chức phi chính phủ Global Witness cáo buộc "có liên quan đến việc chặt đốn khu rừng nguyên vẹn trong và ngoài phạm vi ranh giới nhượng quyền, trái với quy định của pháp luật".

Trước cáo buộc trên, ngay lập tức lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su đã có những phản đối gay gắt, khi đưa ra những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp hoàn toàn hoạt động theo đúng luật pháp của nước sở tại và không có chuyện "chiếm đất, phá rừng" như Global Witness nêu.

Ông Bùi Tường Lân - Phó Chủ tịch thường trực Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (Vilacaed) cũng cho hay, trong hai doanh nghiệp bị Global Witness nêu tên, chỉ có Tập đoàn Cao su là hội viên của hội, song quan điểm hội là "Hoàng Anh Gia lai cũng như tập đoàn Cao su không phá hoại môi trường".

Theo ông Lân, mỗi quốc gia đều phải có chiến lược phát triển kinh tế hài hòa với môi trường, chứ không thể để tất cả đều là rừng nguyên sinh. Tuy nhiên, các nước sẽ chọn một tỷ lệ thích hợp để vừa không gây hại tới môi trường, lại có thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đó.

Mặc dù có nhiều lời bào chữa và ý kiến ủng hộ từ trong nước, tuy nhiên, có thể nói sự việc Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam vấp phải là một scandal lớn trong lịch sử đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, một chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư nhận xét.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, sự việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, nhưng không phải với tất cả.

"Báo chí nước ngoài, tổ chức chuyên quan sát về môi trường họ có cái nhìn khách quan với từng trường hợp chứ không đánh đồng người làm sai với những người không làm sai. Nếu doanh nghiệp Việt Nam không đầu tư vào những lĩnh vực ảnh hưởng tới môi trường thì không có gì phải lo ngại", bà Lan nói.

Do vậy, bà nhận định ảnh hưởng từ vụ hai doanh nghiệp bị Global Witness cáo buộc "chiếm đất, phá rừng" chỉ có mức độ nhất định và các doanh nghiệp Việt Nam không vì thế mà lo ngại bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực tương tự như đất đai, khai thác tài nguyên thì cần thận trọng vì họ có thể là những đối tượng bị "soi" tiếp.

"Các nước sẽ thận trọng hơn với những dự án ảnh hưởng tới môi trường nước họ. Doanh nghiệp Việt Nam cần phải nghiêm túc nhìn nhận hơn. Luật môi trường của trong nước chưa nghiêm, song đừng mang cách đó để làm ở nước ngoài", vị chuyên gia này khuyến nghị.

Rút bài học từ sự vụ này, ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết, thời gian tới sẽ mời Bureau Veritas, một tổ chức của Pháp có 28.000 nhân viên hoạt động về môi trường làm tư vấn và thực địa các dự án tại Lào và Campuchia, hướng tới đề nghị các tổ chức uy tín cấp giấy chứng nhận sản phẩm bền vững về môi trường.

Bên cạnh đó, đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho hoạt động quản lý doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư ra nước ngoài. Trong một báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, cơ quan này nhận xét khuôn khổ pháp lý đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập, dẫn đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn. Một số dự án đầu tư trong quá trình triển khai nảy sinh một số vấn đề vướng mắc với người dân trong vùng dự án.

"Thời gian tới, Chính phủ cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn đầu tư ra nước ngoài, tránh trường hợp mang lợi ích cho doanh nghiệp nhưng lại gây phương hại nào đó cho nước nhận đầu tư", bà Phạm Chi Lan nêu ý kiến.

Tuy nhiên, bỏ qua sự lùm xùm của Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su tại Lào hay Campuchia, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài cũng thu được những thành tựu. Đến hết năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển về nước khoảng 430 triệu USD, bằng 11% tổng vốn đầu tư đã thực hiện và đóng góp vào tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Ngoài ra, các hoạt động này tạo việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam và hàng vạn lao động của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là Lào và Campchia, Cục đầu tư nước ngoài cho hay.
Huyền Thư

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU THUẬN LỢI TẠI NGỌC HỒI-KONTUM


CÔNG TY TNHH MTV THUẬN LỢI
Đc: Thôn 5 Thị trấn Pleikần, Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh KonTum
Hoạt động kinh doanh trong ngành chế biến mủ cao su tiêu thụ được nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm hàng hoá chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sản phẩm chính của Nhà máy: SVR 3L;SVR5;SVR10;SVR20
Người đại diện: VÕ QUANG HIẾU Chức vụ : C.E.O
Mã số thuế:6100832281
Website:http://www.thuanloirubber.com Blog:rubberngochoi.blogspot.com
Nhà máy thứ 2 Cao Su Thuận Lợi chuẩn bị đưa vào hoạt động trong tháng 6 này với công xuất 19500 tấn/ năm.
Hình ảnh nhà máy:
Phòng xuất nhập khẩu:
Hotline:0603.540.000 - 0129.685.555-0918.712.879

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục đầu tư vào cao su, mía đường


Chiều 23-4, tại ĐHĐCĐ thường niên 2013, ông Đoàn Nguyên Đức - chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) - khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển đa ngành, tập trung vào nông nghiệp (cao su, mía đường), thủy điện, bất động sản và khoáng sản.

  • Trong năm 2013, HAGL tiếp tục trồng 7.000ha cao su để hoàn thành kế hoạch trồng 51.000ha của giai đoạn 1, do đây là cây trồng có tỉ suất lợi nhuận cao (giá bán hiện nay là 58 triệu đồng/tấn so với giá thành chỉ có 23 triệu đồng/tấn) và trồng thêm gần 4.500ha mía.
  • Về thủy điện, HAGL sẽ tiếp tục đầu tư vào các dự án tại Lào do có giá bán điện cao hơn VN. Với lợi thế được cấp đất sớm với giá rẻ, khoảng 740 USD/m2 cho thời hạn 70 năm, Myanmar là địa chỉ sẽ được HAGL đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nhằm tận dụng sự thiếu hụt nguồn cung văn phòng cho thuê, khách sạn cao cấp tại quốc gia này... Trong năm 2013, HAGL đặt ra kế hoạch doanh thu 3.620 tỉ đồng và lợi nhuận là 1.107 tỉ đồng, trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là cao su, mía đường và dự án bất động sản tại Myanmar.
Theo Tuoitre.vn

Phú Yên: Hoàn thành xây dựng Nhà máy chế biến cao su Phúc Nguyên tại xã Ea Bar vào tháng 5/2013


Đến nay, nhà máy chế biến cao su Phúc Nguyên tại xã Ea Bar đã lắp đặt các thiết bị máy móc được hơn 80% khối lượng công việc, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ đầu tháng 5/2013

Nhà máy chế biên cao su Phúc Nguyên
Ông Đặng Minh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Phúc Nguyên, cho biết: “UBND tỉnh đã cho chủ trương để công ty chúng tôi xây dựng Nhà máy chế biến cao su tại xã Ea Bar, đến nay đã lắp đặt các thiết bị máy móc được hơn 80% khối lượng công việc, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ đầu tháng 5/2013. Trong giai đoạn 1 từ nay đến 2015, công suất nhà máy là 5.000 tấn mủ khô/năm; giai đoạn 2 từ năm 2015 trở đi sẽ nâng công suất lên 10.000 tấn mủ khô/năm. Với công suất của nhà máy, công ty dự kiến sẽ bao tiêu sản phẩm cho nông dân khoảng 6.000ha và giai đoạn 2 sẽ tăng lên khoảng 12.000ha. Sau khi nhà máy đi vào hoạt động, công ty sẽ cho xe đến từng thôn, buôn, để thu mua mủ cao su của nông dân với giá không thấp hơn các tỉnh trong khu vực. Chúng tôi cũng có kế hoạch đầu tư trồng cao su, tạo vùng nguyên liệu riêng để nhà máy hoạt động ổn định. Trước mắt, công ty cung cấp cho các hộ trồng cao su, cây giống đạt chất lượng, ứng vốn, đầu tư trang thiết bị, tập huấn kỹ thuật trồng, khai thác…”.

  • Trên địa bàn huyện miền núi Sông Hinh hiện có khoảng 2.800ha cao su, tập trung ở các xã phía tây nam của huyện như Ea Bar (1.650ha), Ea Ly (304ha), Ea Trol (260ha)… trong đó có khoảng 1.000ha đã khai thác mủ. Hiện nay, tại huyện Sông Hinh, thương lái thu mua gom mủ cao su tươi với giá 13.000-14.000 đồng/kg, mủ đông 18.000-19.000 đồng/kg và mủ khô khoảng 62.000 đồng/kg. Giá này thấp hơn nhiều so với các nơi khác như ở các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên, giá mủ cao su đông đã trên 20.000 đồng/kg.
  • Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, cho biết: Theo quy hoạch, huyện sẽ phát triển diện tích cao su đến năm 2015 khoảng 5.000ha. UBND huyện Sông Hinh đã làm việc và đề nghị Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Phúc Nguyên có chính sách đầu tư thích đáng cho vùng nguyên liệu, giá cả ổn định theo hướng đảm bảo cho người trồng cao su có lãi. Huyện Sông Hinh sẽ tạo điều kiện để Nhà máy chế biến cao su Phúc Nguyên xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.
  • Việc xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su đang xây dựng tại xã Ea Bar được nhiều nông dân trồng cao su trong tỉnh quan tâm. Ông Lê Văn Xuân ở thôn Vĩnh Sơn, xã Ea Trol, cho biết: “Hiện gia đình tôi có 7ha cây cao su, trong đó có 3ha trồng từ năm 2003 đến nay đã cho thu hoạch, còn lại hơn 4ha trồng được 3 năm. Với 4ha trồng sau, gia đình trồng giống PB260 mua từ tỉnh Bình Phước đang phát triển tốt, có sức chống chịu sâu bệnh và phù hợp thổ nhưỡng ở đây. Gia đình tôi dự kiến trồng thêm khoảng 3ha và chọn các giống chịu được gió, nắng hạn và thổ nhưỡng vùng đất Sông Hinh. Tuy nhiên, hiện giá mủ cao su không ổn định, các thương lái thu mua thường ép giá khi nông dân khai thác đại trà. Chúng tôi mong muốn nhà máy chế biến mủ cao su sớm đi vào hoạt động và điều quan trọng là có chính sách thu mua sản phẩm với giá cả hợp lý không để nông dân bị ép giá như lâu nay”. 
Theo Phú Yên Online

Đề nghị mở rộng 100.000 ha cao su ở vùng Tây Bắc



trồng cây cao suTheo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tốc độ phát triển cây cao su ở Tây Bắc khá nhanh. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích cao su Tây Bắc đã đạt 19.707ha, trong đó chủ yếu là loại cao su đại điền (Lai Châu: 8.986ha, Sơn La: 6.664ha và Điện Biên: 3.468ha). Từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm trồng thêm hơn 3.000ha tại Tây Bắc. Trong năm 2013, các tỉnh đã có kế hoạch trồng thêm khoảng 3.069ha.
Để chung sức phát triển cao su theo mô hình doanh nghiệp và nông dân cùng liên kết, đến hết năm 2012 đã có 18.165 hộ đồng bào góp đất bằng quyền sử dụng đất vào các công ty cao su trên địa bàn, với diện tích khoảng 23.030ha và số lao động tham gia làm công nhân ở các công ty cao su là 6.627 người, mức lương bình quân là 2,7 triệu đồng/tháng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, do nhu cầu phát triển mạnh, hiện ba tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã lập xong quy hoạch trồng cao su đến năm 2015 với tổng diện tích toàn vùng lên tới 57.500ha trong khi theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020, chỉ phát triển khoảng 50.000ha ở vùng Tây Bắc.
Trước nhu cầu phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su Tây Tây Bắc đến năm 2020 bằng việc cho phép mở rộng diện tích quy hoạch từ 50.000 lên 100.000ha, sớm có quyết định cho phép các doanh nghiệp thực hiện cơ chế góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh như đề xuất của Bộ Tài chính, cho phép người dân được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để tăng thu nhập đối với diện tích cây cao su đã khép tán, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển cây cao su trên địa bàn.
Theo Báo SGGP Online

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Thị trường cao su sẽ khó tăng trưởng trong năm 2013



Giá có xu hướng giảm trong dài hạn do thế giới tiếp tục dư cung, tồn kho cao và cầu thấp tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, theo FPTS.

FPTS vừa ra "Báo cáo ngành cao su tự nhiên năm 2013". Theo báo cáo này, thị trường cao su sẽ khó tăng trưởng trong năm 2013 do cung tiếp tục dư thừa, cầu giảm và giá giảm trong dài hạn.

Thị trường cao su thế giới năm 2012 tiếp tục dư cung

Năm 2012, tổng sản lượng cao su thiên nhiên thế giới đạt 11,4 triệu tấn tăng 3,97% so với năm 2011. Tuy nhiên, tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu năm 2012 chỉ đạt 10,9 triệu tấn, tăng 0,23% so với năm 2011.

Châu Á tiếp tục là khu vực sản xuất cao su lớn nhất, chiếm 93% tổng sản lượng thế giới. Trong đó, riêng 4 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam chiếm 82% tổng lượng sản xuất và 87% tổng lượng cao su xuất khẩu thế giới.

Về phía cầu, Trung Quốc (33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%) là 4 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất. Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu.

Xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2012 tăng, giá trị giảm

Theo Tổng cục thống kê, Việt Nam xuất khẩu 1,02 triệu tấn cao su thiên nhiên năm 2012, trị giá 2,85 tỷ USD, tăng 25% về lượng nhưng giảm 11,7% về giá trị so với năm 2011. Nguyên nhân do giá xuất khẩu bình quân giảm 29% so với năm 2011, từ 3.961 USD/tấn xuống mức 2.795 USD/tấn. Nhập khẩu giảm cũng khiến xuất khẩu giảm theo. Năm 2012, Việt Nam nhập khẩu 302 nghìn tấn cao su, giảm 16,6% so với cùng kỳ, nhập chủ yếu từ Thái Lan và Campuchia. 

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam năm 2012. Tuy nhiên, khối lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh từ mức hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2011 xuống 40% năm 2012. Năm vừa qua, xuất khẩu cao su vào Trung Quốc đạt 408 nghìn tấn, giá trị đạt 1,17 tỷ USD, giảm 19% về lượng và 39% về giá trị so với năm 2011. Việt Nam cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc nhằm tránh rủi ro về biến động giá và đơn hàng xuất khẩu.

Nếu xét riêng những doanh nghiệp cao su thiên nhiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với toàn ngành, từ 3-4%, tương đương 28-30 nghìn tấn. Xét 3 doanh nghiệp cao su thiên nhiên quy mô lớn nhất đang niêm yết là PHR, DPR, TRC thì sản lượng xuất khẩu trong năm 2012 của 3 doanh nghiệp này chỉ giảm 0,5% nhưng doanh thu xuất khẩu giảm đến 29% so với năm 2 011, điều này bắt nguồn từ giá cao su giảm mạnh trong năm qua.

Triển vọng ngành cao su thiên nhiên năm 2013


Cung cao su thế giới tiếp tục vượt cầu do cầu yếu. Theo dự báo của Tổ chức nghiên cứu cao su Quốc tế (IRSG), dự kiến sản lượng cao su toàn cầu năm 2013 đạt 11,77 triệu tấn và cầu đạt 11,59 triệu tấn. Như vậy cung vượt cầu 179 nghìn tấn. 

Giá sẽ tiếp tục giảm do tồn kho cao su tại Trung Quốc đang ở mức cao, cầu thấp từ cả Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Tính đến tháng 4/2013, tồn kho cao su thiên nhiên tại 2 tổng kho lớn Thượng Hải và Thanh Đảo của Trung Quốc đạt mức 480 nghìn tấn, mức cao nhất trong 3 năm qua , chiếm hơn 16% nhu cầu nhập khẩu cả năm 2013. Theo các chuyên gia đầu ngành, năm 2013 giá cao su sẽ giảm trong nửa đầu năm và kéo dài trong thời gian tới nếu các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản chưa hồi phục.

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng xuất khẩu cao su năm 2013 sẽ xấp xỉ 1 triệu tấn, giảm nhẹ so với mức 1,02 triệu tấn năm 2012. Trong khi đó, theo số liệu mới nhất thì nhu cầu tiêu thụ cao su trong nước 3 năm gần đây chỉ chiếm khoảng 17-18 % so với tổng sản lượng sản xuất cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ này sẽ được cải thiện kể từ năm 2013 trở đi một khi CTCP Cao su Đà Nẵng và CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam đưa vào khai thác 2 nhà máy lốp radian toàn thép. 

Một số yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2013 là Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu cao su năm nay và đồng rupee Ấn Độ tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, xu hướng giá vẫn giảm trong dài hạn và tăng trưởng ngành trong thời gian tới chỉ chủ yếu phụ thuộc vào tăng trưởng sản lượng. 
Theo Dân Việt/FPTS

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Nation’s rubber acreage to increase to 700,000 ha



Vietnam ’s rubber-growing acreage is to be expanded to 700,000 hectares by 2010, up from the current acreage of 522,000 hectares. The additional land will include 100,000 ha in the Central Highlands and 15,000 ha each in the southeastern region, the central region and the northwestern region.*
These figures were announced at a conference to review 10 years of implementation of the Prime Minister’s decision 84/TTg, which provided a roadmap for the development of Vietnam ’s rubber plantations and rubber industry.
Minister of Agriculture and Rural Development Cao Duc Phat said that revenue from rubber exports averaged 1.5 billion USD per year during the past decade and are expected to hit 1.7 billion USD this year.
In addition to its economic value, rubber plantations have generated huge social benefits in providing stable employment for thousands of highlanders, ethnic minorities and those living in mountainous regions, Minister Phat said.
While agreeing to the plan to increase rubber-growing acreage to 700,000 ha, Minister Phat, however, proposed reconsidering the 2010 deadline for the fulfillment of the plan and suggested replacing ageing rubber trees with new varietals to encourage higher yields.
He stressed the need to assess any possible environmental impacts as well as closely monitoring the shift from natural forests to rubber farms. “Economic value and environmental protection are required while developing rubber plantations,” Minister Phat said.
He also pointed to the need to support individual growers with plant breeds and advanced farming techniques to maximise the efficiency of rubber plantations. Representatives from the central highlands provinces of Gia Lai, Dak Lak, and Dak Nong spoke of legal issues and concerns relating to environmental protection that arose during the process of turning forests into rubber plantations.
They asked the Government and the Ministry of Agriculture and Rural Development to address those issues and remove any obstacles that may hinder this work so that the plan to increase the nation’s rubber-growing acreage to 700,000 ha could be achieved with the minimum of problems.
(Nguon tin: VNA)

Xuất khẩu cao su tháng 5 giảm 12.000 tấn



Xuat khau cao su thang 5 giam 12.000 tan
(TBKTSG Online) – Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội cao su Việt Nam, số lượng xuất khẩu cao su trong tháng 5 chỉ đạt 20.000 tấn, giảm 12.000 tấn so với tháng 4, đạt 60 triệu đô la Mỹ, giảm 34 triệu đô la Mỹ so với tháng 4.
Ngọc Hùng
Xuất khẩu mủ cao su sang Trung Quốc nên đi vào chính ngạch-Ảnh: Hồng Văn.
Theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) nguyên nhân là các nhà nhập khẩu cao su của Trung Quốc- chiếm trên 60% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, đang sử dụng lượng cao su dự trữ thay vì mua cao su của Việt Nam với giá bán cao, hơn 3.300 đô la Mỹ/tấn (gần 63 triệu đồng/tấn).
Một nguyên nhân khác, theo bà Hoa, phía Trung Quốc đang tìm cách siết chặt mua bán cao su, chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch, do đó hiện có rất nhiều cao su xuất khẩu tiểu ngạch bị ách tắt tại các cửa khẩu phía Bắc.
Trước đây, cao su Việt Nam thường bán sang Trung Quốc đa phần theo phương thức tiểu ngạch. Nhưng từ đầu năm 2010, Trung Quốc muốn các doanh nghiệp nhập khẩu cao su của họ mua cao su Việt Nam chính ngạch nên đã giảm trung bình 30% thuế nhập khẩu cao su chính ngạch so với năm 2009.
Hiệp hội cao su Việt Nam khuyến cáo, về lâu dài các doanh nghiệp xuất khẩu cao su trong nước khi xuất khẩu sang Trung Quốc cần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch theo thông lệ quốc tế để kiểm soát được những rủi ro không cần thiết trong quá trình giao dịch mua bán giữa hai bên.
Trích nguồn:http://www.baomoi.com

Doanh nghiệp lưu ý khi áp mã mặt hàng cao su



(HQ Online)- Theo tin từ Hiệp hội Cao su Việt Nam, các hội viên Hiệp hội phản ảnh khi nghiên cứu để áp dụng Thông tư 145/2011/TT-BTC ngày 24-10-2011 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8-12-2011 quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu một số mặt hàng cao su thuộc nhóm 4001, 4002, 4005 trong Biểu Thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi 2011 đã có nhiều cách hiểu khác nhau về việc kê khai áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu cho các mặt hàng cao su.
Doanh nghiệp làm thủ tục XK cao su tại cửa khẩu Xa Mát- Tây Ninh
Do vậy, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã gửi văn bản đến một số cục hải quan đề nghị hướng dẫn các chủng loại sẽ áp dụng và những chủng loại chưa áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu.
Đến nay, Hiệp hội đã nhận được văn bản phúc đáp của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương xác nhận về thuế suất thuế xuất khẩu.
Theo đó, những chủng loại cao su có thuế suất thuế xuất khẩu 3 % là cao su hỗn hợp với mã HS là 40.05, crếp từ mủ cao su với mã HS 40.01.29.20.00 và các loại cao su ly tâm với mã HS là 40.01.10.
Những chủng loại cao su có thuế suất thuế xuất khẩu 5 % là các loại cao su tổng hợp với mã HS là 40.02.
Những chủng loại cao su có thuế suất thuế xuất khẩu 0% là các loại cao su định chuẩn kỹ thuật (cao su khối, cao su cốm) với mã HS là 40.01.22 và các loại cao su tờ xông khói với mã HS 40.01.21.
Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng lưu ý các doanh nghiệp cần khai báo mã HS chính xác và đầy đủ đến ít nhất 6 - 8 số để thuế suất thuế xuất khẩu được áp đúng quy định.
Nếu có những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị về việc áp dụng thuế xuất khẩu cao su, Hội viên phản ảnh kịp thời để Hiệp hội tổng hợp và đề xuất đến các cơ quan Nhà nước có hướng giải quyết phù hợp.
Được biết, xuất khẩu cao su 10 tháng đầu năm 2011 đạt gần 600 ngàn tấn, trị giá 2,5 tỉ USD. Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 4.263 USD/tấn, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010.
Xuất khẩu cao su vẫn phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, chiếm tới gần 60% tỉ trọng xuất khẩu.
Dự báo khối lượng cao su xuất khẩu trong năm 2011 có thể đạt mức gần 760 ngàn tấn, đạt kim ngạch trên 3,1 tỉ USD.
Đăng Nguyên
Trích nguồn:http://www.baohaiquan.vn

Trung Quốc nhập khẩu 230.000 tấn cao su tự nhiên tháng 4/2013



VINANET - Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan – Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu cao su tự nhiên của nước này trong tháng 4/2013 đạt 230.000 tấn, không thay đổi so với mức nhập khẩu tháng trước. Trong 4 tháng đầu năm 2013, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 86 triệu tấn, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 4/2013, kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của Trung Quốc đạt 653.198 triệu USD, giảm 3,77%. Trước tháng 4/2013, kim ngạch nhập khẩu đạt 2.454.263.000 USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiệp hội thương mại cao su Nhật Bản phát hành số liệu mới nhất ngày 30/4, dự trữ cao su tại các cảng của nước này tăng 0,7%, lên 16.094 tấn so với 15.976 tấn hôm 20/4. Số liệu cho thấy rằng, dự trữ mủ cao su tự nhiên tăng từ 336 tấn lên 349 tấn, dự trữ cao su tổng hợp rắn giảm xuống còn 1.337 tấn so với 1.414 tấn.
Trích nguồn: vinanet

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Report: China's tire industry is in urgent need of transformation and upgrading


    Chinese tire industry restructuring and development constraints encountered 
        (a) the status of Chinese tire industry 
        tire production, exports, number of firms rank first in the world, with more complete tire industry system. 
        From a global perspective, China's tire industry big but not strong, the overall brand of the Chinese army in the low-end market image, low degree of internationalization, there is no world-class brands, low technological content, product homogeneity serious, low-level redundant construction, industry concentration is not high, low resource utilization, excessive consumption of social resources. 
        (B) major constraints 
        for the first time, environmental regulations behind. The green tire generally cover non-toxic harmless, low-carbon fuel-efficient renovation, as opposed to traditional tire rolling resistance can be reduced 20% -25%, saving more than 5% of the fuel. EU on June 1, 2008 the formal implementation of the REACH Regulation; since November 1, 2012 the formal implementation of the EU tire labeling bill, while China's environmental laws seriously lagging behind. 
        Secondly, the product environmental regulations, but implementation difficulties. The same tubeless tires with respect to the tubeless tire fuel savings of more than 5%. If the country's truck tires all switched to tubeless tires, annual fuel-efficient monthly 1.4 billion liters, reduce carbon dioxide emissions by about 310 million tons. China's car radial tire and bus radial tires tubeless words has been basically achieved, but truck tires tubeless rate is still low compared to Europe and the United States Cash countries. The European truck tube rate reached 90%, while China is only about 30%. Green tubeless tire is a typical energy saving products, saving resources and protecting the environment is of great significance. 
        In addition, the low rate of tire retreading. A tire that can be refurbished 1-2 times the cost of a new truck tires about 70% of spending on the carcass, the renovation of old tires to invest 70% less resources. Each refurbished once to extend the total life of the tire by 1-2 times. Chinese New Year waste tires generated about 9 million tons, which is about 300 million tons of rubber resources, if all refurbishment and re-use, the equivalent of China's natural rubber production. Retreaded tires in the country is still in the market introduction phase, without attention, the market has not yet fully open, the domestic tire retreading rate of less than 5%, the developed countries has reached more than 45%, which means that production and use of the same number of tires China than in developed countries to devote more resources and energy consumption, but also a waste of resources with use value, and brought greater environmental pollution. 
        (C) China's domestic tire companies operating model urgent need to shift
        to foreign trade, for example, tire sold to foreign tire companies in China and traveled across oceans will account for about 42% of the total output, low prices, big hit with local enterprises, including tire companies price war, frequently encountered anti-dumping, anti-subsidy. Which approximately 70% of the passenger car tire sold overseas, the price is about 50% lower than the world's top enterprises, suffered in 2009 known as the people of the United States "special protective case. 
        Second, the Chinese tire industry restructuring and development of thinking and 
        in the process of restructuring and development of the tire industry, the China Rubber Industry Association and industry insight has done a lot of work and actively called for, but the objective difficulties encountered in the implementation level, resulting in fact promote slow. In order to speed up the restructuring and development of the domestic tire industry put forward the following thinking and recommendations. 
        (A) to accelerate industrial restructuring and upgrading to the thinking of the rule of law and the rule of law. Therefore, the tire industry should be formulated as soon as possible with international standards, in line with China's national conditions of China REACH and tire labeling law. National tire renovation introduced a lot of support policies, but the tire retreading industry chain, there are some constraints in the two trapped state of development, in which a constraint, a new tire manufacturing quality problems, the National new tires can be refurbished and the lack of mandatory technical quality standards. 
        (B) actively called for the introduction of incentives. The "two sessions", put forward the "Green Development Award for outstanding contribution to the establishment of China's industrial enterprises, mainly recommended that the relevant state ministries and the introduction of incentives to speed up the recommended industrial transformation and upgrading; proposed in the green, recycling, low-carbon development the courage to play, the first action and Ju outstanding contribution to enterprise, awarded the Award for outstanding contribution to the green development of China's industrial enterprises, and give the award-winning corporate taxation preferential policies to support. 
        (C) and actively foster the development of Eucommia rubber resources.China's natural rubber self-sufficiency rate is low, 80% dependent on imports. The the gutta tree is a species unique to China, Eucommia rubber is in addition to the Hevea world's only high-quality natural rubber resources development prospects, but the difficulties encountered in the development and promotion. 
        (4) Other Thoughts and suggestions. First, the tire companies should increase the focus on "four modernizations" heavy industrialization, mechanization, automation, intelligent progress, not only embodies the people-oriented, and have helped to raise the quality of the manufacturing process. Suggested that the relevant ministries and the lead in developing key areas, key industries and the implementation of mechanization and automation, intelligent evaluation indicators and system, and set up the progress of industrialization incentive fund. 
        Secondly, the tire companies should actively change the way of foreign trade. To raise the transition from scale expansion to quality and economic change, promote the formation of new competitive advantage as the core technology, brand, quality, service exports overall competitive advantage from a cost and price advantage.

Fourth China (guangrao) International Rubber Tire & Auto Parts Exhibition


Time and place: May 15, 2009 - 17 days in 2013 , Shandong Province Guangrao International Convention and Exhibition Center
    Exhibition Scale: Exhibition Area: 40,000 square meters, exhibitors: more than 600.
Organizers: China International Trade Promotion Committee, Shandong Provincial People's Government
Sponsor: China International Trade Promotion Committee, Committee of Shandong Province, Dongying Municipal People's Government
Executive Unit: Guangrao County People's Government, China International Trade Promotion Committee, Committee Dongying City, Shandong rubber tires Chamber of Commerce of the China Chamber of International Commerce, Financial Business Meeting (Beijing) International Exhibition Co., Ltd.
Main content: Tire Auto parts and equipment, technology demonstrations include: all kinds of tires, the production of raw and auxiliary materials, tire manufacturing technology, machinery and equipment, wheel products, raw materials and manufacturing equipment, tire retreading equipment and raw materials, auto parts, etc.; 2013 China ( guangrao) international tire and rubber materials Industry Conference, including the China tire Roundtable, the International Forum on the development of green tire, green tire technology seminar; Tenth China International Exhibition tire recycling of resources; tire auto parts industry base field trips, The marketing campaign will wait.
Exhibits:
Tire products: a variety of vehicle tires and wheel hub, tire manufacturing and design, tire parts and accessories, refurbished tires and tire-related products.
Wheel products, raw materials and manufacturing equipment: steel wheels, aluminum wheels, the production of raw materials, production equipment.
Rubber tire machinery and equipment: tire manufacturing and testing equipment, stand-alone, technology and mold.
Tire retreading equipment and raw materials: tire repair materials, repair mode, patch extrusion machine, tread rubber, repair stand.
Rubber raw materials: natural rubber, synthetic rubber, recycled rubber, carbon black, various additives, fillers, steel cord for reinforcing materials.
Auto parts: chassis system, braking system, driving system, steering system, body and parts, automotive glass, electrical and electronic systems, exhaust systems, automotive air conditioning and cooling systems, automotive parts manufacturing equipment and technology, automobile maintenance and inspection diagnostic equipment, car modification, and modification parts.
: Lubricants, rubber tires auto parts industry professional journals, magazines and media. 
Fourth China (guangrao) International Rubber Tire & Auto Parts Exhibition Events
On 14 May, the report to the participants.
15 May - 17 , fourth (guangrao) International Rubber Tire & Auto with pieces of the exhibition, the Tenth China International Tire resource recycling exhibition.
May 15, 2009 , the exhibition opening ceremony.
15 -16, 2011, the county inspection.
May 17, 2009 at 11 00 am , exhibition news conference .
2013 China (guangrao) international tire and rubber new materials industry conference Activities
On 13 May, the conference report. Hotel guangrao.
am on May 14, 2009, new materials, China (guangrao) international tire and rubber industry conference;
In the afternoon of May 14, 2009, the international tire resource recycling Forum, the international green tire technology seminar.
In the morning of May 15, 2009, the China International Tire Round Table;
In the afternoon of May 15, 2009, the international tire resource recycling Forum, the international green tire technology seminar.

 
Bản quyền thuộc về công ty cao su thuận lợi -Email: rubberngochoi@gmail.com - Hotline:0918712879 | Rubber svr3l-svr10-svr20