Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Nhà sản xuất Cao Su SVR3L-SVR10-SVR-CV60

Sản phẩm sản xuất trực tiếp từ nhà máy tại xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, Việt Nam
Sản phẩm sản xuất trực tiếp từ nhà máy tại xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, Việt Nam

Sản phẩm sản xuất trực tiếp từ nhà máy tại xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, Việt Nam


Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Sell Rubber Natural Viet Nam SVR3L/SVR10/SVR20

With regarding to natural rubber, we are specializing in producing Natural rubber with various grades such as: SVR 3L, SVR10, SVR 20. We have factories in KonTum, Binh Phuoc Provinces. Our capacity is 4,000mts per month for total grades


Specifications: as per Standard Vietnamese Rubber (TCVN 3769: 2004)

Packing for Natural rubber: there are three kinds of packing:
1. In loose bales: 33.33kgs/bales or 35kg/bales - 21Mts/cont 20'.
2. In wooden pallets: 36 bales per pallet - 19.2mts or 20.16mts per container 20'.
3. Shrink wrap pallets: 36 bales per pallet - 19.2mts or 20.16mts per container 20' as well.
Trade mark :     Friends-group
Place of Origin :            Vietnam
Price Terms :               Negotiate

Payment Terms :           L/C, T/T

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

seller---->Natural rubber VietNam: SVR3L-SVR5-SVR10-SVR20

We, thuanloi Co.,ltd are professional Supplier natural rubber and riliable manufacture - exporter natural rubber with main product:
Natural rubber VietNam: SVR3L-SVR5-SVR10-SVR20
-----------------
Blog: rubberngochoi.blogspot.com
Email:rubberngochoi@gmail.com
Skype:rubberngochoi
Phone number: 84-918712879 - 84-962820879
SVR10- Picture

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Lầm lũi những phận đời mót mủ cao su trong đêm tối


(Đời sống) - Nắng xuống khép lại một ngày làm việc mệt nhọc cũng là thời điểm những người công nhân cạo mủ cao su trở về nhà, nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình sau một ngày lao động mệt nhọc. Thế nhưng từ khoảng thời gian này trở đi, lại là thời điểm mưu sinh của một số người dân nghèo.
Họ vào lô cao su, mót những gì còn sót lại trên cây, trong chén và dưới đất. Một ngày theo chân những người dân mót mủ tại tại xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước mới thấy hết sự cơ cực của cái “nghề” này.
Chiều tắt, công việc bắt đầu
Khoảng 17 giờ chiều, từ trong lô cao su công nhân cạo mủ bắt đầu ra về, lúc này không ít người lớn, trẻ em quần áo lem luốc, tay cầm can nhựa, túi ni-lông, cầm móc sắt, chờ sẵn ở bìa lô cao su. Sở dĩ họ chực chờ vì lần thứ nhất chưa ai mót nên mủ khá nhiều và nếu không nhanh chân thì những người xung quanh mót hết.
Mẹ con bà Nguyễn Thị Hoa (quê Thanh Hóa) mót mủ đến nay cũng gần chục năm cho biết: “Người mót đi đến từng cây, chắt những giọt mủ ít ỏi trong tô vào can.
Trên thân cây có dây mủ nào vừa khô miệng hoặc dưới đất có miếng mủ đất nào còn dính lại đều được người mót bóc sạch sẽ bỏ riêng vào từng túi rồi nhanh chân chạy sang cây khác, hàng này sang hàng khác, thậm chí từ lô này sang lô khác.
Không một ai ngồi nghỉ, không một ai đứng nói chuyện, từ trẻ con cho đến người lớn đều tranh thủ tối đa. Thậm chí nhiều cây, mủ chưa kịp chảy lại thì người khác đã quay tới mót tiếp”.
Theo bà Hoa người mót mủ cứ chạy hết cây này sang cây khác rồi chạy về cây cũ vì mủ cứ chảy liên tục cho đến sáng hôm sau. Chính vì thế, mót qua một lúc là lại có mủ nhưng đa số chỉ là mủ nước hoặc mủ đất.
Tính ra mỗi người đi đi lại lại một buổi ít nhất cả chục km đoạn đường, còn ai chịu khó mót về khuya thì đoạn đường có thể dài hơn.
Với những người lớn tuổi như thế này, không đi mót được vào ban đêm thì họ thường tranh thủ ban ngày vào lô mót mủ dây.
Với những người lớn tuổi như thế này, không đi mót được vào ban đêm thì họ thường tranh thủ ban ngày vào lô mót mủ dây.
Có 3 loại mủ, mủ nước, mủ dây, mủ đất. Mủ nước chảy xuống khi nhát cạo chưa ráo miệng, đây được xem là mủ sạch, có giá chừng 15 ngàn đồng/kg. Mủ dây là những nhát cạo đã khô thành dây, dùng tay bóc được, có giá trị nhất, chừng 22 ngàn đồng/kg.
Ngược lại giá mủ đất bẩn, không sạch nên có giá chỉ khoảng 10 ngàn đồng/kg. Mỗi một buổi mót như vậy từ 17 chiều đến 19 giờ tối, bà Hoa và cậu con trai thu nhập từ 100-150 ngàn đồng. 
Đi mót mủ không khó, chủ yếu dùng tay để bóc là chính nên người lớn đến trẻ nhỏ đều có thể làm. Thời điểm tập trung đông nhất từ 17 đến 19 giờ hàng ngày vì trời còn nhá nhem tối, còn nhìn thấy đường.
Sau khoảng thời gian này, người già trẻ nhỏ về hết, còn lại trong lô là người trung niên, thanh niên. Họ có thể đi cả đêm thậm chí đến sáng là chuyện thường. Ông Nguyễn Văn Hùng (quê Nghệ An) cho biết:
“Đi về đêm cực hơn. Trời tối tăm không thấy đường. Lúc này trong lô chỉ còn lấp ló ánh đèn của người mót, thỉnh thoảng tiếng cú mèo đi kiếm mồi đêm kêu lên. Chẳng ai nhận ra ai nữa, chỉ nghe giọng nói rồi đoán người mà gọi tên.
Nhiều khi trời tối quá, không có ánh trăng, chúng tôi thường nhìn lên bầu trời để định hướng đi. Nhưng vì lúc này ít người, trời mát mủ chảy nhiều, mình không tận dụng tranh thủ thì chẳng được là bao”.
Vốn dĩ chịu khó, ông Hùng thường đi mót về đêm. Mỗi đêm như vậy ông thu nhập cả chục lít mủ nước, được trên dưới 200 ngàn đồng.
Cũng như công việc khác, mót mủ cũng có mùa của nó. Thường thường vào dịp Tết, lá cao su già, rụng nhiều không cần đến mủ nuôi dưỡng lá nên mủ chảy nhiều. Đây là khoảng thời gian công nhân bội thu và người mót cũng ăn theo nên càng về Tết, người mót đi càng đông và đi đêm cũng đông.
Bên cạnh đấy, vào mùa mưa thường mất mùa đối với công nhân đi cạo song lại là được mùa đối với người đi mót. Bà Hoa cho biết, “mưa xuống công nhân không trút kịp. Mủ dính nước mưa bị loãng không đạt yêu cầu, công nhân không lấy nên người mót trút về, bỏ phèn chua vào đánh đông bán vẫn có giá.
Thế nên dù có mưa to đến mấy, người mót chẳng sợ dầm mưa, tranh nhau đi trút. Nhiều gia đình vận động hết các thành viên đến cả chục người vì đây là khoảng thời gian bội thu nhất”.
Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, người mót mủ đi vào lô cả ngày lẫn đêm. Thông thường sau khi cạo xong, công nhân sang lô khác cạo tiếp, đến 2 ngày sau mới quay lại lô cũ để cạo theo đó người dân thường mót sang đến ngày thứ hai, thậm chí ngày thứ ba.
Ở ngày thứ hai không còn mủ nước nhưng lại nhiều mủ dây, thường là phụ nữ, trẻ nhỏ đi mót là chính. Từng sợi được bóc ra, công đoạn khá lâu nhưng được cái mủ dây có giá nên tất cả các sợi mủ dù to, dù nhỏ đều được bóc sạch sẽ.
Một ngày cần mẫn mỗi người cũng được 4 đến 5 kg bỏ túi mang về, nhiều người còn mang cả cơm nắm theo để đi vào các lô xa hơn, mót được nhiều hơn.
Thu nhập khá nhưng hiểm nguy cũng nhiều
Không riêng xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập mà nhiều xã tại các huyện khác, người dân đi mót không ít. Hầu hết những người mót mủ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc những người đến từ các tỉnh thành như:
Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình… không có công ăn việc làm, thu nhập kinh tế thấp nên về đây. Nhiều năm rồi họ gắn bó với công việc mót mủ như cái nghề để xây dựng, trang trải kinh tế.
Bà Hoa chia sẻ: “Gia đình tôi ở Thanh Hóa, quanh năm làm ruộng chẳng đủ ăn. Nghe nói Bình Phước nói riêng, các tỉnh Đông Nam bộ nói chung là vùng tập trung phát triển cây công nghiệp đặc biệt cây cao su.
Mủ cao được xem như vàng trắng mang lại nguồn lợi kinh tế rất lớn cho các nông trường cũng như người dân. Người đi mót cũng khấm khá nên vợ chồng tôi khăn gói vào đây”.
Sau nhiều năm chịu khó đi mót, tích cóp gia đình chị mua được miếng đất nhỏ trồng hoa màu và nuôi con ăn học đến nơi đến chốn, phương tiện đồ dùng trong nhà được trang bị đầy đủ.
Hay nhà ông Hùng cũng nuôi con ăn học đến đại học. Hiện tại con gái đầu của ông học năm nhất trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, con trai thứ 2 đang học cấp 2. Nhận thấy công việc thu nhập cũng được, ông còn gọi thêm nhiều bà con vào đi mót.
Thế nhưng để có được những khoản thu nhập này, gia đình bà Hoa, ông Hùng… lại trải qua không ít khó khăn thậm chí là nguy hiểm. Ông Hùng cho biết “Đêm, các loài rắn, rết, bò cạp… hoạt động mạnh, tôi thường phải đi giày ba-ta, cột chặt đề phòng ấy vậy vẫn bị bò cạp cắn thường xuyên.
Nhớ có lần đưa tay vào tô móc mủ khô, một con bọ cạp trắng cắn, về nhà sốt cả mấy ngày trời. Ngoài ra vào mùa mưa, sâu lông sinh đen sôi nảy nở, bám đầy thân cây khiến mình mẩy ngứa gãi đến chảy cả máu”.
Theo ông Hùng, những lúc với tay lên bóc mủ dây, không để ý kỹ là người chạm ngày vào lông sâu. Lắm đứa trẻ dính lông sâu, không chịu được ngứa phải mua thuốc Tây uống ngay. Chưa kể, những lúc mưa bão, cành cây khô rơi gãy liên tục, thậm chí mỗi lần bão to, cây đổ bất chợt mà chẳng ai biết.
Cũng đã có người mót mủ bị cành cây rơi trúng người hay nhiều người thì bị trầy xước tay chân, chảy máu do vấp phải cành cây, rễ cây. “Có lần mải chạy vét mủ, vấp phải rễ cây, ngã xoài về trước, tay thì bị que đâm, xô mủ nước bắn tung tóe đầy người, dính cả mặt và đầu.
Lần đó tôi phải đi cắt tóc thì mới gỡ được hết mủ dính ở đầu. Nhiiều người còn bị mủ nước văng vào mắt, dính mi mắt đến độ không mở ra được, chỉ còn cách về ngâm mắt vào nước trắng, gỡ ra từ từ mới hết.
Nếu là mủ nước mới chảy thì không bị sao, xui xẻo dính mủ đất ở dưới hố mà văng vào thì về bị đau mắt luôn vì mủ vừa bẩn, vừa hôi”, bà Hoa kể.
Có một điều mà người mót mủ thường lưu ý đó là những lúc mót về đêm thường bám gót nhau mà mót. Ban ngày mỗi người có thể chạy mỗi lô, ban đêm thì mỗi người đi theo từng hàng một, hết hàng này quẹo sang hàng khác.
Thực ra đi như thế vì nếu lỡ có gặp kẻ lưu manh cướp mủ thì còn có người giúp đỡ. Thấy đông người đi mót, tình trạng trấn lột mủ xảy ra sẽ ít hơn. Ông Hùng tâm sự:
“Nói thật chứ đi ban đêm vào ngày trời có trăng thì đỡ chứ những ngày không trăng, trời tối như mực cũng sợ chứ. Chẳng phải sợ ma mà sợ người trấn lột. Sau một đêm làm vất vả bị người khác lấy coi như mất trắng. Và được cái đi đông người nên cũng có tinh thần hơn, dù có mệt cũng cố gắng”.
Có thể nói một ngày theo chân và nghe kể về công việc mót mủ, chúng tôi vẫn chưa thể hình dung hết nỗi cực nhọc của công việc này. Nhìn người đi mót mủ ai cũng cảm thương. Mủ nước, mủ đất văng đầy người, đầy mặt lem lúa.
Thậm chí tay chân, cơ thể người luôn có mùi hôi vì chỉ cần để qua ngày, mủ đã chuyển từ mùi thơm sữa sang mùi hôi nồng nặc. Song vì thu nhập, vì kinh tế mà nhiều người vẫn chịu đựng nguy hiểm, gắn bó hết ngày này sang ngày khác, hết lô này sang lô khác.
Đến độ, ở mỗi gốc cây cao su đều có một hố nhỏ được tạo thành. Nguyên nhân vì mủ trên cây chảy xuống thì người này móc, người kia móc. Móc hết lớp này đến lớp khác, tạo thành hố. Bà Hoa còn cười vui:
“Công nhân cạo cho mủ chảy vào tô, nhưng người đi mót thì xem cái hố dưới gốc cây là cái tô. Mủ trên cây cứ chảy xuống đấy dính đất, công nhân không lấy coi như mình thừa hưởng. Lấy mủ này về chịu khó rửa sạch, trộn với mủ dây bán cũng được giá rất cao”.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Khánh thành Nhà máy chế biến mủ cao su tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y

Khánh thành Nhà máy chế biến mủ cao su tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Ngày 19/6/2013, Công ty TNHH MTV Thuận Lợi đã tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến mủ cao su tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đặt tại Thôn 5, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Đây là dự án đã được Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 38221000011 ngày 02/7/2012. Với công suất 19.500 Tấn thành phẩm/năm, vốn đầu tư thực hiện 60 tỷ đồng/đăng ký 50 tỷ đồng. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 10ha, trong đó riêng khu vực hệ thống xử lý nước thải là 3ha.
 

Hình ảnh tại buổi lễ khánh thành
 Sản phẩm của nhà máy bao gồm SVR3L, SVR5, SVR10, SVR20 được xuất khẩu trực tiếp khoảng 10% chủ yếu qua các thị trường như Trung Quốc, Singapore, Ấn độ, … còn lại qua các đơn vị thu mua xuất khẩu.

Quản cảnh nhà máy chế biến
Nguyên liệu cần khoảng 48.750 Tấn/năm, bao gồm mủ nước và mủ tạp, nguồn cung cấp chủ yếu là các hộ cao su tiểu điền và thương lái trong và ngoài tỉnh.
Khi đi vào hoạt động ổn định, nhà máy sử dụng khoảng 130 lao động thường xuyên và 50 lao động phụ trợ khác. Như vậy nếu tính cả lao động chăm sóc, khai thác vườn cao su thì nhà máy đã giải quyết việc làm cho hơn 50.000 lao động cho xã hội. Doanh thu của nhà máy dự kiến trong năm 2013 khoảng 300 tỷ đồng, những năm sau sẽ ổn định từ trên 500 tỷ đồng và sẽ đóng góp ngân sách nhà nước hàng năm từ 10 - 50 tỷ đồng.
Hệ thống xử lý chất thải
Về công nghệ xử lý nước thải, Công ty TNHH MTV Thuận lợi đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ sinh học, là công nghệ hiệu quả và thân thiện môi trường nhất hiện nay. Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy được xây dựng trên diện tích 3ha với công suất xử lý 1.000 - 1.500 m3 nước/ngày đêm. Chất lượng nước thải ra cuối cùng đạt loại B theo tiêu chuân nước thải. Về xử lý mùi hôi, vì đây là đặc thù riêng của mủ cao su, Công ty đã sử dụng các chế phẩm sinh học, các chủng vi sinh có thể hạn chế từ 50 - 70% mùi hôi tại nhà máy.
Ông Võ Quang Hiếu - Giám đốc
Đội ngũ nhân viên công ty
Ông Võ Quang Hiếu - Giám đốc Công ty cho biết: Doanh nghiệp đã có 1 nhà máy hoạt động từ năm 2006 ở Bình Phước và đây là nhà máy thứ hai được xây dựng tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Khi nhà máy hoạt động ổn định với lượng nguyên liệu cần cung ứng cho nhà máy sẽ góp phần làm chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế bền vững của tỉnh nhà. Đồng thời cũng mong muốn được vay vốn ưu đãi để trực tiếp hỗ trợ cho người nông dân trồng cao su tiểu điền, chính quyền địa phương các cấp hết sức tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công ty cũng như cho các nhà đầu tư khác trong việc hoàn thành các thủ tục đầu tư, ưu đãi và giao đất.  
Lê Văn Quyền

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Lào, Campuchia và DN Việt phản đối cáo buộc của Global Witness


Tổ chức phi chính phủ Global Witness ngày 13-5 công bố báo cáo nêu danh 2 doanh nghiệp (DN) lớn ở Việt Nam (VN) là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đang "chiếm đất", hủy hoại sinh kế của người dân địa phương cũng như môi trường; đồng thời chỉ trích 2 Tập đoàn này không tôn trọng pháp luật, phớt lờ các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường, xã hội của Lào và Campuchia...
Global Witness cho rằng HAGL, VRG đã lập các công ty trên giấy để có quyền thuê những mảnh đất lớn, nhiều hơn số đất cho phép theo luật tại 2 nước này thông qua các mối quan hệ thân tín. Họ đặt nghi vấn về khả năng HAGL và các công ty liên kết được bố trí tổng cộng 81.919ha đất (47.370ha ở Campuchia); VRG và các công ty liên kết thì được tổng cộng 200.237ha (ở Campuchia 161.344ha)...
Ngay lập tức thông tin trên nhận được sự quan tâm của dư luận và nhiều cơ quan báo chí trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là sự phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ từ những "người trong cuộc".
Phản bác trước cáo buộc trên, trả lời trên Đài RFA, ông Phay Siphan - Người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia nói: "Báo cáo của Global Witness nhằm mục đích sỉ nhục và cáo buộc Chính phủ. Campuchia không ngạc nhiên với báo cáo này vì Global Witness là một tổ chức bảo vệ môi trường đối lập.
Chính sách phát triển nông nghiệp Campuchia không chỉ riêng cấp đất tô nhượng làm kinh tế cho các công ty VN. Việc nhượng đất đều dựa trên hai yếu tố cơ bản là khả năng tài chính đầu tư và tính chuyên nghiệp phát triển. Mục đích, phát huy hiệu quả trong công cuộc giảm nghèo và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.
Việc phổ biến báo cáo như vậy không phải là hành động giúp giải quyết vấn đề ở Campuchia, không phải là đối tác để giúp hạn chế người vi phạm. Những gì nêu ra trong báo cáo là có động cơ chính trị, phê phán Chính phủ...".
Sáng qua (15-5), ông Trần Ngọc Thuận - Tổng Giám đốc VRG cho Báo Pháp Luật Việt Nam biết: "VRG là một tập đoàn lớn của Nhà nước VN. Khi đầu tư ra nước ngoài, chúng tôi luôn tìm hiểu kỹ và tuân thủ chặt chẽ những quy định pháp luật của các nước sở tại. Chúng tôi đã có văn bản báo cáo để phản đối vấn đề này tới Bộ Ngoại giao VN và Global Witness".
Còn ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL khẳng định: "Cáo buộc trên là hoàn toàn không chính xác, vô căn cứ. Chúng tôi là một tập đoàn tư nhân lớn, một thương hiệu nổi tiếng, với nhiều cổ đông trong và ngoài nước nên chuyện thượng tôn pháp luật là việc đầu tiên chúng tôi phải thực hiện. Các công ty con thuộc HAGL đang có những hoạt động đầu tư vào lĩnh vực trồng cây cao su, mía đường tại Campuchia, Lào đã tuân thủ đúng theo luật pháp nước sở tại, bao gồm cả việc bảo vệ rừng.
HAGL không tham gia khai thác gỗ, kể cả gỗ có giá trị kinh tế cao trong khu vực nhượng quyền của HAGL. Chính phủ Lào và Campuchia  toàn quyền kiểm soát, sở hữu và quyết định đối với toàn bộ khối lượng gỗ. Global Witness chưa chỉ ra bất kỳ bằng chứng cụ thể nào, HAGL sẵn sàng đối chất từng vấn đề cụ thể mà tổ chức này đưa ra".
Nhà ở do HAGL xây tặng cho người dân Attapeu
Nhà ở do HAGL xây tặng cho người dân Attapeu
Theo thông cáo báo chí vừa phát đi thì HAGL đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương bằng cách đóng thuế, tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động và có đóng góp rất lớn mang tính cộng đồng như xây 2.000 căn nhà cho người nghèo, các trường học, bệnh viện, hàng trăm kilômét đường, hệ thống dây điện, nhiều cầu nối liền các bản làng; ngoài ra Tập đoàn này còn quyên góp cho những chương trình xóa đói giảm nghèo tại 2 nước Lào và Campuchia với tổng giá trị lên đến cả trăm triệu USD...
Minh chứng cho sự thật này, ông Khamphan Phommathat - Bí thư kiêm Tỉnh trưởng Attapeu (tỉnh mà HAGL đầu tư lớn nhất tại Lào) cho biết: "Mỗi dự án của HAGL đều tạo ra những đột phá về cơ sở hạ tầng, công ăn việc làm, an sinh đối với người dân nơi đây. Khoảng vài năm gần đây, Attapeu thay  đổi diện mạo từng ngày nhờ các doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài, đặc biệt là sự có mặt của HAGL".
Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavat Lengsavad đã nhiều lần khẳng định ở các Hội nghị Đầu tư Việt -Lào: "Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy các DN VN đã thực hiện rất đúng các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của 2 Đảng, 2 Chính phủ. Một số địa phương chúng tôi đi thăm, đều thấy rằng các DN VN sang đầu tư đã cùng chúng tôi góp phần làm phát triển kinh tế, thu nhập của nhân dân tăng cao lên, cải thiện đáng kể đời sống, trí tuệ được nâng cao...
Ngoài chuyện làm ăn, các DN VN còn làm rất tốt công tác xã hội, mà HAGL với VRG là những hình mẫu về đầu tư nước ngoài hiệu quả và đầy tính trách nhiệm tại Lào, làm cho mối quan hệ đặc biệt giữa 2 nước ngày càng gắn bó, sâu sắc, tốt đẹp hơn...".
Bên cạnh đó, Chính phủ Campuchia luôn ủng hộ, đánh giá rất cao những hoạt động đầu tư của VRG và HAGL tại nước họ.
Đài RFI (Pháp) cũng phỏng vấn ông Đoàn Nguyên Đức qua điện thoại và được ông Đức giải thích: HAGL không "chiếm đất" như cáo buộc, mà trái lại tạo việc làm cho hàng chục ngàn lao động tại 2 nước trên. Ông cho rằng đầu tư vào Lào và Campuchia có hàng ngàn công ty của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... chứ không chỉ có riêng HAGL và VRG của VN.
Chính phủ 2 nước này đang khuyến khích nhiều DN trên thế giới đầu tư chứ không chỉ VN. Mục đích chính là giải quyết việc làm cho người dân địa phương, giúp có thu nhập tốt hơn và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Nếu bất cứ dự án đầu tư nào làm cho người dân khó khăn hơn thì chắc chắn Chính phủ sở tại không bao giờ cho đầu tư.
Các DN mà làm sai thì sẽ bị ngừng hoạt động ngay; những việc chúng tôi làm được các cơ quan chức năng giám sát hàng ngày, chứ không phải muốn làm gì cũng được. Nơi nào HAGL đầu tư vào là tạo nên môi trường xã hội ở đó tốt lên, chứ không thể xấu đi! Những thông tin này, mọi người có thể kiểm chứng từ chính quyền các nước Lào, Campuchia hay VN.
Theo thông tin mới nhất, để tôn trọng sự thật khách quan cũng như để trả lời cho dư luận, cổ đông về những việc làm đúng pháp luật, minh bạch và hiệu quả của mình, chiều qua (15-5) HAGL chính thức gửi thư mời Global Witness đến VN vào đầu tháng 6/2013 để tham quan, kiểm tra bất cứ dự án nào của Tập đoàn này.

Doanh nghiệp cao su thất vọng trước diễn biến thị trường


Khi các công ty kinh doanh cao su hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu thì chắc chắn năm nay sẽ khó lòng đạt được mục tiêu vì tình hình giá cả đang rất xấu.


Xu hướng giảm trên thị trường cao su toàn cầu bắt đầu từ năm 2012, chủ yếu do các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, khiến chính phủ các nước kêu gọi cắt giảm chi tiêu. Điều này làm ảnh hưởng đến toàn ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp ô tô, kéo theo sự sụt giảm của ngành cao su.
Trước đó, các chuyên gia đã dự báo một cách lạc quan rằng giá cao su có thể tăng trong quý 1/2013 khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi. Và Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, dự kiến lấy lại được tốc độ tăng trưởng trong khi nguồn cung cao su giảm do các cây cao su rơi vào thời kỳ già cỗi, năng suất thấp.
Tuy nhiên, mọi thứ xảy ra hoàn toàn khác. Vào cuối quý 1 năm nay, giá cao su RSS kỳ hạn trên sàn Tocom giảm 16% so với hồi đầu năm.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu tới 90% tổng sản lượng cao su. Do đó giá cao su toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của toàn ngành.
Theo dự báo, khối lượng xuất khẩu cao su năm nay sẽ giảm 1 triệu tấn so với năm trước, tương đương khoảng 10,5%.  Tập đoàn cao su Việt Nam ước tính kim ngạch xuất khẩu cao su sẽ giảm 6,6% so với năm trước, ở mức 2,6 tỷ USD.
Hiện có 5 công ty cao su niêm yết trên thị trường chứng khoán bao gồm Công ty cổ phần Cao Su Phước Hòa (PHR), Công ty cổ phần Cao Su Đồng Phú (DPR), Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (TRC), Công ty cổ phần Cao Su Hòa Bình (HRC) và Công ty cổ phần Cao Su Thống Nhất (TNC).
Năm ngoái, các công ty này đã tăng diện tích trồng cây cao su tại Campuchia, đặc biệt là PHR mở rộng 2.278 hecta ở Kampong Thom và DPR mở rộng 1.300 hecta tại tỉnh Kratie.
Theo một nghiên cứu của Công ty chứng khoán FPT, Công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh đã đầu tư vào dự án phát triển cây cao su trên diện tích 7.600 hecta tại Siem Reap của Campuchia, trong khi tổng diện tích cây cao su cho thu hoạch tại Việt Nam là 5.407 hecta trong tổng số 7.300 hecta.
Mặc dù diện tích trồng cây cao su tăng đáng kể nhưng hiệu quả kinh doanh trong quý 1/2013 của các công ty cao su còn chậm, giá xuất khẩu giảm. Trong đó nổi bật nhất là HRC với báo cáo doanh thu giảm 97%, PHR giảm 83%, TNC giảm 75%...
Do đó, kết quả kinh doanh năm nay của các công ty cao su dự kiến sẽ giảm mạnh so với năm ngoái và có khả năng không đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.
T.Ngọc
Theo Trí Thức Trẻ/rubbermarkets

 
Bản quyền thuộc về công ty cao su thuận lợi -Email: rubberngochoi@gmail.com - Hotline:0918712879 | Rubber svr3l-svr10-svr20