Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Dùng lò vi sóng để xác định tổng lượng chất rắn trong cao su thiên nhiên



Đây là phương pháp mới để xác định được tổng chất rắn trong cao su thiên nhiên.
 (CTTĐTBP) - Kỹ sư cơ khí Đoàn Trọng Đại công tác tại Xí nghiệp cơ khí chế biến 30/4 (thuộc Công ty TNHH MTV cao su Bình Long) cùng nhóm cộng sự của mình đã nghiên cứu thành công phương pháp xác định hàm lượng TSC mủ cao su thiên nhiên bằng lò vi sóng.
 
Lâu nay, việc dùng bếp điện hay cân sấy ẩm để xác định TSC (Total solid contant - tổng lượng chất rắn có trong mủ cao su chảy ra từ miệng cạo ở dạng lỏng)trongmủ cao su làm tiêu tốn một lượng điện năng của đơn vị không nhỏ. Nguyên nhân là khi chờ đợi đưa các mẫu tiếp theo vào sấy và thiết bị vẫn hoạt động hết công suất. Ngoài ra, vì số lượng bếp dùng nhiều nên nhiệt lượng tỏa ra phòng làm việc rất lớn, nên công suốt máy điều hòa hay quạt phục vụ cho công nhân hoạt động tối đa, điều này không những chỉ tốn điện năng mà còn ảnh hưởng sức khỏe người lao động. Bên cạnh đó, do máy điều hòa hoạt động nhiều nên khí thải từ đó gây ô nhiễm môi trường hơn, đặc biệt khí này sẽ làm thủng tầng ozon, tốn nhiều nhân công…
 
Anh Đại đang thực hiện phương pháp xác định hàm lượng TSC mủ cao su thiên nhiên bằng lò vi sóng.
 
Chính vì những hạn chế trên, cuối năm 2010, kỹ sư Đoàn Trọng Đại cùng nhóm cộng sự của mình đã ngày đêm mày mò nghiên cứu phương pháp “xác định hàm lượng TSC mủ cao su thiên nhiên bằng lò vi sóng”. Với phương pháp này, đã khắc phục được tất cả các nhược điểm, hạn chế của việc dùng bếp điện. Cụ thể, công suất lò thấp, lò hoạt động chế độ chờ khi không sấy mủ, nhiệt lượng lò tỏa ra phòng ít, vì vậy hạn chế dùng máy điều hòa hay quạt nên tốn ít điện năng; khí thải gây ô nhiễm môi trường được hạn chế tối đa.
 
Nguyên lý làm việc của lò vi sóng là sấy theo chế độ cài đặt nên kết quả tương đối chính xác, ít phụ thuộc ý thức chủ quan của công nhân. Nếu chúng ta đưa 7 mẫu thử (5-15 gram/mẫu) vào lò vi sóng cho công suất lò 100%, rồi phân thành 3 giai đoạn thời gian khác nhau để lấy mẫu thử chính xác nhất. Thời gian từ 12-14 phút, trạng thái mủ sau khi sấy còn sống nhiều, lấm tấm nhiều hạt đốm trắng. Thời gian từ 15-16 phút, mủ đã chín, tỷ lệ thu hồi gần tương đương tỷ lệ thu hồi của phương pháp cân - đốt - cân. Tuy nhiên, mặt khay mủ có màu còn hơi trắng, kết quả chưa ổn định giữa các lần sấy. Thời gian 17-18 phút, mủ chín đều, mặt mủ có màu hơi sậm, tỷ lệ thu hồi ổn định tương đương với tỷ lệ thu hồi của phương pháp cân - đốt - cân.
 
Nguyên lý làm việc của lò vi sóng là sấy theo chế độ cài đặt nên kết quả tương đối chính xác.
 
“Trong quá trình sử dụng phương pháp cân - đốt - cân phải sử dụng 6 bếp điện có công suất 1.000W/bếp, hoạt động liên tục vì thời gian nhiệt rất lâu, nhưng nếu sử dụng lò vi sóng chỉ có công suất là 1.000W/lò, chỉ hoạt động trong thời gian sấy”, anh Đại cho biết. Như vậy, việc chuyển sang xác định TSC trong mủ cao su thiên nhiên bằng lò vi sóng sẽ làm tốc độ giải nhiệt nhanh và đều; đồng thời làm giảm rất nhiều điện năng trong khi sản xuất, tiết kiệm được nhân công và chi phí./.
Nhật Chiêu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Bản quyền thuộc về công ty cao su thuận lợi -Email: rubberngochoi@gmail.com - Hotline:0918712879 | Rubber svr3l-svr10-svr20