Kể từ 2007, diện
tích cao su Lai Châu là trên 10.000 ha, Sơn La đạt gần 6.700 ha, Điện Biên trên
3.400 ha.
Năm 2007, Tập đoàn Công nghiệp Cao su
Việt Nam lần đầu tiên đưa cây cao su lên trồng ở Tây Bắc đầu tiên là Sơn La, sau
đó phát triển ở cả Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên. Mục tiêu đến 2015 diện tích
trồng khu vực này mở rộng lên 50 nghìn ha.
Sau 5,6 năm triển khai dự án, đến nay
Sơn La đã trồng được gần 6.700 ha cao su, Điện Biên trồng hơn 3.400 ha cao su,
Lai Châu là hơn 10.000 ha. Dự kiến Sơn La có thể cho thu mủ trước vào năm 2014,
Điện Biên, Lai Châu dự kiến thu mủ năm 2015.
Lợi thế tiểu vùng khí hậu đặc biệt,
đất đai màu mỡ thúc đẩy việc phát triển cao su khu vực này. Riêng cao su tại
Mường Pồn, Điện Biên có thể rút ngắn một năm so với tiêu chuẩn thời kỳ thiết kế
cơ bản 7 năm, cho thu mủ ngay trong năm tới 2014. Diện tích cao su khu vực này
khoảng 500 ha. Qua khai thác thử, vườn cao su tại huyện Mường La, Sơn La dự kiến
sẽ cho năng suất bình quân khá cao, 1,6-1,7 tấn/ha/năm. Vườn này có diện tích
450 ha.
Năm 2014, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La
sẽ cho khởi công xây dựng nhà máy chế biến cao su. Riêng Điện Biên, nhà máy cho
công suất 4.000 tấn/năm. Lai Châu còn thành lập 4 nhà máy cao su, số lượng nhà
máy nhiều nhất Tây Bắc.
Lai Châu định hướng tăng cường diện
tích cao su đến năm 2020 vượt hơn 65 nghìn ha, cao hơn kế hoạch Chính phủ đề ra
cho cả khu vực.
(Nông nghiệp Việt Nam)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét