Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Quản lý chất lượng


QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


Trong phần này chúng tôi trình bày cách quản lý chất lượng sản phẩm theo từng chủng loại. Khi sản xuất, nhà sản xuất dựa vào các chỉ tiêu hóa lý của bảng sau theo tiêu chuẩn Việt Nam để làm thước đo giá trị chất lượng sản phẩm của mình và dự vào đó đế cấp giấy chứng chỉ. Tuy nhiên một số chỉ tiêu của khách hàng yêu cầu có khác với bảng bên dưới, vì vậy sản xuất là để bán hàng nên nhà sản xuất lúc này sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng và tuân thủ theo yêu cầu của khách hàng đã đặt hàng.

            Bảng chỉ tiêu hóa lý cúa cao su SVR theo TCVN 3769 : 1995
                          
SVR
SVR
SVR
SVR 5
SVR 10
SVR 20
3L
CV60
CV50






Mủ nước


Tên chỉ tiêu



hoặc
Mủ đông tự nhiên
Mủ nước
mủ





tờ


1. Hàm lượng chất bẩn, tính bằng % không lớn hơn
0.03
0.03
0.03
0.05
0.08
0.16







2. Hàm lượng chất bay hơi tính bằng % không lớn hơn
0.80
0.80
0.80
0.80
0.80
0.80







 3. Hàm lượng tro, tính bằng % không lớn hơn
50
0.50
0.50
0.50
0.75
1.0







4. Hàm lượng nitơ, tính bằng % không lớn hơn
0.60
0.60
0.60
0.60
0.60
0.60







5. Độ dẻo đầu (Po), không nhỏ hơn
35


30
30
30







6. Chỉ số duy trì độ dẻo
60
60
60
60
50
40
(PRI), không nhỏ hơn






7. Chỉ số màu, mẫu đơn
6





không lớn hơn

-
-
-
-
-
Độ rộng giữa các mẫu
2





không lớn hơn






8. Độ nhớt Mooney ML
-
60 ± 5
50 ± 5
-
-
-
(1'+4') 100ºC






9. Đặc tính lưu hóa
R
R
R
-
-
-

    I. Chất lượng cho loại SVR L, 3L
Trong phần này chúng tôi trình bày dựa theo bảng chỉ tiêu hóa lý của TCVN 3769 : 1995 các chỉ tiêu có tính chất ổn định chúng sẽ không đề cập đến như: Chất bay hơi, Hàm lượng tro, Hàm lượng Nitơ. Do các chỉ tiêu này thường ổn định trong suốt quá trình sản xuất cho dù các chỉ tiêu khác bị biến động (nếu có nhu cầu cải tiến về các chỉ tiêu này xin liên hệ với tác giả "batong780@gmail.com - 0913818817")
        1. Chỉ tiêu tạp chất: Như đã trình bày ở phần giống cây, chỉ tiêu tạp chất bị ảnh hưởng rất lớn của vườn cây . vùng đất xám pha cát, còn ở vùng đất phù sa, bazan chỉ tiêu tạp chất ít tác động. Một số giải pháp cho vùng đất xám ( Tây Ninh, Dầu Tiếng, Khu vực miền trung...)
Trong vùng đất xám, việc thu mủ cát dính nhiều ở đáy thùng trong quá trình trút mủ vận chuyển mủ cát bị nhiễm vào trong mủ, trường hợp khác cây có miệng cạo thấp mưa cát sẽ văng vào trong chén, cho dù các nguyên nhân trên phát hiện ra được nhưng khó khắc phục vì vậy giải pháp khắc phục là vừa hạn chế các nguyên nhân kể trên vừa phải tìm giải pháp lấy ra khi đã về đến nhà máy. (lưu ý chỉ nên áp dụng ờ khu vực đất xám pha cát)
    Trong nhiều lần đi tìm chúng tôi đã tìm được giải pháp rất hiệu quả: Sử dụng rây lược mủ có kich thước lổ 60 mesh, nhưng khi sử dụng rây này thì phải có cá biện pháp kèm theo là sử dụng chất chống đông là Na2SO3 (đã trình bày ở phần giống cây), và hướng dẫn công việc rây, do kích thước lổ rây quá nhỏ nên việc mủ chảy qua rây rất khó nên phải cho mủ chảy qua từ từ và dùng tay chà nhẹ dưới đáy rây, và nên thay rây thường xuyên việc làm này tốn nhiều công nhưng được sản phẩm có tạp chất tốt. Khi rây xong nếu lưu ý ta sẽ thấy đáy mương dưới rây cát lắng rất nhiều. Trong công đọan lắng sau khi hạ hàm lượng, khuấy, có thời gian lắng tốt thường vào khỏang 10 - 15 phút, và khi xả mủ xuống mướng phải chừa lại phần đáy phải cố gắng chờ đợi vì mương cuối lực chảy chậm nếu vội vàng dùng vòi nước đẩy mạnh cho mủ chảy nhanh thì cát dưới đáy hồ sẽ xuống theo.
        2. Chỉ tiêu độ dẻo đầu (Po): Chỉ tiêu này nêu tính chất vật lý của dây hydrocarbon cao su, độ dẻo tuyến tính với trọng lượng phân tử theo mạch nối dọc chiều dài của (n) phân tử cao su  hay (n) càng lớn thì Po càng cao. Như vậy chỉ tiêu này phụ thuộc vào giống cây, tuổi cây, thời vụ. Thông thường cây mới mở cạo, cây cạo đầu vụ (khỏang 15 ngày), sẽ cho Po thấp, như vậy khi gặp trường hợp này sẽ có các biện pháp sau: (thông thường ở vườn cây nhà nước do có quá nhiều nguồn nguyên liệu tự nhiên có sự phối trộn giữa các cây trung niên và các cây mới cạo nên ít khi thấy chỉ tiêu này thấp chỉ có xảy ra khi ngẫu nhiên một hồ nào đó mà tỉ lệ cây nao chiếm phần lớn nhất hồ này chắc chắn có Po thấp.
    Như vậy, để khắc phục Po thấp ta phải phân bố đều tuổi cây cho các hồ. Trường hợp vào đầu năm hoặc tiểu điền đa phần là cây non thì sao? Gợi ý một số giải pháp sau:
    - Chống đông sử dụng lượng ít, đánh đông lượng ít acid, thời gian đông tụ càng kéo dài càng tốt (giải thích: nhận thấy cùng một lượng mủ như nhau nếu chúng ta để đông tự nhiên "mủ chén" thì mẫu mủ này có Po cao hơn nhiều nếu chúng ta lấy mẫu mủ đó sản xuất dưới dạng mủ nước thì Po sẽ rất thấp, vì vậy biện pháp trên nhằm làm cho khối mủ đông rần với đông tự nhiên hơn để cải thiện chỉ tiêu Po).
    - Gia công cơ học cố gắng gia tăng kích thước hạt cốm, nếu được tạo điều kiện cán ít lần hơn (mục đích không làm cho các mạch phân tử bị băm xé cắt đứt nhiều)
    - Sấy dĩ nhiên với nhiệt lượng càng thấp càng tốt (trong điều kiện có thể), sấy quá nhiều là nguyên nhân làm cho Po thấp hãy triệt tiêu nguyên nhân này trước nhất.
    - Làm cho bành mủ trước khi ép phải thật nguội dưới 30 ºC.
    3. Chỉ tiêu duy trì độ dẻo PRI: Chỉ tiêu này cơ chế nói lên mạch hydrocarbon cao su bị oxy hóa một phần, các phân tử Oxy gắn vào nối đôi của cao su tạo thành vòng, vòng sẽ bị cắt đứt khi bị tác động bởi thời gian hoặc nhiệt lượng cao, nên khi sấy thêm 30 phút ở 100ºC các vòng này sẽ mở làm cho Po thấp nên tỉ số giữa P30 và Po thấp. Xử lý chỉ tiêu PRI các một số giải pháp:
    - Khi xác định hồ mủ bị PRI thấp, xử lý pha thêm Metabisulfit vào hồ mủ liều lượng 0.01% w/w. Do ít khi xảy ra trường hợp có PRI thấp từ mủ nước cụ thể là SVR 3L, L nên không cần phải xử lý thêm các hóa chất khác, sẽ trình bày điều này ở sản phẩm SVR 10&20.
    4. Chỉ tiêu màu: chỉ tiêu quan trọng của sản phẩm này và cũng là chỉ tiêu khó khắc phục, cao su không màu, vậy màu từ đâu ra. Trong mủ nước màu trong hạt lutoid xem "giống cây", vì vậy mà tùy thuộc vào giống cây và một số tác động trong quá trình sản xuất.
    - Giống cây: lựa chọn giống cây có ít màu vàng vào hồ riêng còn lại giống cây có nhiều màu vàng vào hồ riêng (như vậy sẽ có hồ màu sắc tốt còn lại hồ màu xấu hơn, nhưng nếu không tách biệt ra thì sẽ không có hồ nào màu tốt).
    - Chất chống đông: sử dụng chất chống đông không hợp lý thường chủ quan sợ bị đông vệ sinh xe khó khăn nên sử dụng nhiều chất chống đông (vì vậy nên xem xét cụ thể từng trường hợp cụ thể tránh sử dụng nhiều chất chống đông - kiểm tra phần này bằng xác định giá trị pH).
    - Sử dụng acid quá nhiều hoặc quá ít acid phải được kiểm sóat bằng chỉ số pH thích hợp do tích lũy kinh nghiệm tránh không nên áng chừng khi sử dụng acid (lưu ý một lần nữa acid quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng đến màu sắc của mủ thành phẩm).
    - Trường hợp dưới đáy vĩ có màu sậm một lớp, muốn khắc phục xin liên hệ tác giả: (batong780@gmail.com - 0913818817).
    - Trường hợp các chấm đem:
        + Chấm đen do bị oxy hóa bề mặt: tìm cho được vườn cây có giống bị mẫn cảm với không khi gây đen bề mặt mủ cho dù có phun trên bề mặt metabisulfit lọai ngay ra. Phun metabisulfit trên bề mặt đúng kỹ thuật (xem phần kỹ thuật).
        + Chấm đen do cọ trục và cục mủ dính trong thân máy bị cọ nhiều lần trước khi văng ra hoặc bị mở bò rơi trong mủ: khắc phục tìm chính xác nguyên nhân này để lọai bỏ, hoặc thay thế.
        + Chấm đen do thùng sây dơ không lấy mủ ra hết và vệ sinh định kỳ, mủ còn sót lại qua nhiều lần sấy đã bám dính vào mủ tốt.
        + Các vật lạ bên ngòai rơi vào trong các công đọan của quá trình sản xuất.
    - Các trường hợp khác xin liên hệ với tác giả.
    5. Chỉ tiêu lưu hóa:
                                                                Giản đồ lưu hóa SVR L

Thông thường ít khi có khách hàng yêu cầu bất kỳ giá trị nào trong giản đồ lưu hóa, tuy nhiên nếu có yêu cầu thì chúng ta cũng có thể đáp ứng được trong chừng mực phạm vi sơ chế. Cũng nói thêm, thường thì thời gian lưu hóa tối ưu của cao su có cùng nguồn gốc từ nguyên liệu mủ nước không CV ít hơn cao su CV, là do cao su không CV, có các gốc carbonil không bị khóa như cao su CV nên khi gặp nhiệt lượng thích hợp nó nhanh chóng tạo liên kết, nên việc tạo liên kết tổng thể xảy ra nhanh.

    II. Chất lượng cho loại SVR CV50 & 60:
* Bổ đề: Trong sản xuất cao su CV các loại việc kiểm soát độ nhớt mooney rất quan trọng, do vậy nhiều người đã cố công đi tìm ra một phương pháp kiểm tra nhanh độ nhớt này trước khi sản xuất nhằm khống chế nó theo yêu cầu của người sản xuất. Đã có người dùng phương pháp đo nhanh trên hồ hổn hợp, lấy mẫu đánh đông bằng máy xay sinh tố, sau đó đưa vào lò sấy vi sóng, lấy mẫu ra đo độ nhớt, ngoài ra còn đề nghị đưa vào phương trình tuyết tính hồi quy để dự báo độ nhớt của hồ hổ hợp đó. Nhưng theo Tôi phương pháp này không thể áp dụng được có hai vấn đề cần nêu ở đây:
    1. Nếu cho kết quả dự báo như trên là sử dụng được, kết quả đó dự báo hồ hổn hợp có độ nhớt dự báo là 67 hoặc 68 thì coi như tiêu không thể sản xuất vao su CV60 có độ nhớt này được. Có nghười còn nêu ý kiến cho một ít peptizer để hạ độ nhớt, xin thưa nhà sản xuất cao su CV60 mà sử dụng peptizer là không đúng là lừa dối khách hàng.
    2. Không thể dự báo kết quả độ nhớt bằng phương pháp này trên phương trình tuyến tính hồi quy được. Bời vì độ nhốt bị tác động rất nhiều yếu tố như: kích thước hạt cốm; nhiết độ sấy; thời gian sấy; chế độ đánh đông; thời gian ủ mủ sau khi đánh đông... bấy nhiêu yếu tố đó thì không thể dưa hết vào phương trình tuyết tính hồi quy được.
Vì vậy rất khó để dự đoán độ nhớt của vườn cây. Độ nhớt latex thì rất khác độ nhớt mooney, muốn dự đoán độ nhớt của vườn cây nhất thiết phải thông qua phương pháp thống kê và kinh nghiệm của nhà sản xuất.

    Trong sản xuất cao su CV các lọai từ mủ nứơc, quan trọng nhất vẫn là khắc phục độ nhớt Mooney, trong phần này chúng tôi nêu vấn đề chính là độ nhớt Mooney và một số là đặc tính lưu hóa, các phần khác tham khảo sản phẩm SVR 3L, L . Trong sản xuất cao su CV 50 và 60 chúng tôi trình bày phần chung là độ nhớt và tính lưu hóa, còn các tính chất riêng khác chúng tôi trình bày riêng.
    - Chỉ tiêu độ nhớt: Độ nhớt Mooney, biểu thị cho sự nối ngang của các mạch hydrocarbon cao su, các mối liên kết ngang này được hình thành từ khi mủ ra khỏi cây và suốt quá trình tồn tại của nó ở dạng thô. Theo định nghĩa cao su thuộc dạng vô định hình, các chuỗi phân tử cao su lẫn lộn giữa dạng cis- và trans- với tỉ lệ không nhất định, đồng thời việc hình thành nhóm carbonil (sau này sẽ tạo liên kết ngang) trên sườn hydrocarbon và nhóm amino dẫn xuất từ nhóm protein có trong hạt lutoid khi phân hủy bám trên bề mặt hạt cao su. Do đó khó có mẫu cao su khi lấy mang tính đồng nhất, có nghĩa trong một lô hàng khó có các mẫu có gia 1trị độ nhớt luôn bằng nhau mặc dù nó cùng vườn cây cùng sản xuất trong một điều kiện như nhau, chúng ta thấy khung giátrị độ nhớt yêu cầu có đến 10 đơn vị độ nhớt. Trong một bành mủ cắt mẫu hai nơi sẽ có khi cho giá trị bằng nhau cũng như cho hai giá trị khác nhau bằng cách biệt 1 đến 2 đơn vị hoặc thậm chí có trường hợp đến 3 đơn vị (trong đó có kể đến sai số trong giá trị đo do máy đo gây ra).
   - Sự khác biệt và giống nhau giữa Po và độ nhớt Mooney: Người ta biết được trong quá trình liệt kê và so sánh thấy rằng giữa Po và độ nhớt Mooney có lúc quan hệ tuyến tính có lúc thấy không xảy ra. Điều này được lý giải rằng Mooney được xem xét đến các nối ngang và các nối mạch đại phân tử cao su còn Po hầu như chỉ được xem xét đến các nối của mạch đại phân tử cao su. Chính vì vậy, Khi mà các nối ngang có ít hoặc quá nhỏ coi như bằng không thì Mooney chỉ còn các mạch của đại phân tử nên ta thấy Po cao nhưng độ nhớt lại thấp (trường hợp ở đầu năm), dần dần khi ổn định ta thấy Po và Mooney cho giá trị tương quan tuyến tính (nhưng như nói ở trên do cao su là dạng vô định hình nên việc so sánh Po và Mooney có chênh lệch vài đơn vị. Nhưng thời điểm này chúng ta cũng có thể thiết lập mối quan hệ giữa Po và Mooney (dùng cho những nơi có khó khăn trong phép đo độ nhớt, mà chỉ có thể đo Po).
Quay lại vấn đề độ nhớt Mooney, như được trình bày bên trên nên việc xác định độ nhớt trước quá trình đánh đông để khắc phục độ nhớt trong sản xuất cao su CV là bất khả thi, chưa có ai hoặc tổ chức nào nêu ra công thức xác định độ nhớt trước khi sản xuất cao su CV. Vì độ nhớt Mooney bị tác động nhiều yếu tố như chúng tôi đã trình bày ở phần" Giống cây" nên việc đi tìm công thức cho dự báo độ nhớt là không khả thi. Có nơi đã đưa ra công thức hồi quy để dự báo độ nhớt Mooney trước khi sản xuất nhưng xin trình bày công thức hồi quy cần phải làm nhiều "nghiệm thức ", nhiều "nhắc" mà do độ nhớt bị tác động quá nhiều yếu tố nên không thể cô lập "nghiệm thức" đủ để xác định công thức hồi quy. Như vậy không bao giờ có công thức dự báo cho sản xuất cao su CV mà phải thiết lập mối quan hệ giữa nguyên liệu và thành phẩm thông qua kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra dự báo độ nhớt (cách làm này sẽ có sai số nhưng vẫn có thể áp dụng được vì nó cho số thực còn phương pháp hồi quy như trên đã nói chắc chắn là số ảo).

    1. Sản xuất cao su CV60:
    - Xác định độ nhớt trước khi sản xuất cao su CV60: Xin lập lại cao su CV60 không được sử dụng peptizer, nhà sản xuất nào lén sử dụng peptizer trong sản xuất cao su CV60, sẽ gây khó cho khách hàng của mình khi sản xuất lọai nguyên liệu này. Một lượng peptizer có trong cao su CV60 sẽ gây trở ngại cho việc cán luyện trong quá trình sản xuất. Quay lại vấn đề do không thể dự báo được độ nhớt nên làm cách nào để sản xuất cao su CV60 có chất lượng tương đối an tòan (nếu ví dụ như có thể dự báo được độ nhớt CV60 có giá trị trên 65 thì cũng không có cách gì làm giảm độ nhớt xuống, khi không thể sử dụng peptizer cho CV60. Chúng tôi trình bày các phương pháp hiện này làm giảm độ nhớt cho cao su CV60:
    * Làm giảm độ nhớt Mooney bằng peptizer: Không nên làm như đã trình bày ở trên (nhưng có một số nới lén sử dụng).
    * Làm giảm độ nhớt Mooney bằng nhiệt lượng: Nhiều nới sử dụng phương pháp này, khi tăng nhiệt độ lên cao, năng lượng quá lớn làm đứt mạch, phá vỡ cấu trúc của cao su một phần (phần tiếp giáp nhiệt trực tiếp), sau đó khi cán trộn đều thì một phần cao su bị phá vỡ cấu trúc kéo độ nhớt xuống. Cách làm này cũng lén vì một số khách hàng có yêu cầu nguyên liệu ổn định không sử dụng được cao su này, nhưng cũng có khách hàng sử dụng cho một số sản phẩm. Màu cao su CV60 của cách làm này có màu rất sậm, khi chưa ép kiện nếu dùng tay áp trên bề mặt mủ sẽ thấy cao su bị chảy dính tay.
    * Làm giảm độ nhớt Mooney bằng cách khác: liên hệ trực tiếp tác giả
    - Tính đồng đều của sản phẩm cao su CV60: Một lô hàng có độ nhớt ổn định rất quan trọng đối với khách hàng, mặc dù phạm vi cho phép tiêu chuẩn độ nhớt rất rộng trong 10 đơn vị độ nhớt, nhưng khi sản phẩm đến khách hàng độ nhớt chỉ nên dao động tối đa là 6 đơn vị (có nghĩa là trong lô hàng có lô độ nhớt là 57 và có lô có độ nhớt là 63.
    - Tính ổn định của độ nhớt Mooney: Như chúng ta đã biệt việc làm cao su CV là để khắc phục việc độ nhớt gia tăng trong quá trình lưu kho. Một lượng HNS đủ để cô lập gốc carbonil được cho vào trong cao su lúc còn ở dạng latex, và tiếp tục gây phản ứng suốt quá trình lưu kho, nhưng thật ra cũng còn một lượng gốc carbonil nào đó không bắt gặp gốc amino trong HNS mà nó bắt gặp một amino khác có trong mạch hydrocarbon cao su nên làm gia tăng độ nhớt một phần trong quá trình lưu kho (do vậy việc tăng này là ngẫu nhiên, và cần phải có thời gian lâu, và lượng tăng là ít). Điều này chúng ta cũng có thể biết trước và thông báo cho khách hàng biệt để họ có thể sử dụng các lô hàng này trước, bằng cách đo chỉ tiêu delta V, delta V =  1 đến 4 là cực tốt, nếu delta V = 5 đến 6 là sử dụng được, nếu delta V = 7 đến 8 lưu ý nên sử dụng trước đừng để quá lâu, delta V > 8 không phải cao su CV.
    - Đặc tính lưu hóa:
                                                                    Giản đồ lưu hóa SVR CV60

    Với một hổn hợp chủ, có công thức chung, khi chạy lưu hóa các thông số nhận được như T90, TS1, TS2 hoặc giá trị torque, CV60 là sản phẩm có nguồn gốc nguyên liệu từ mủ nước nên giá trị đạt T90 < 11phút, và thường nhận được giá trị trong khỏang 7 - 9, khi có yêu cầu của một số khách hàng họ muốn có thời gian lưu hóa tối ưu dài hơn 11 phút, thì nhà sản xuất cao su sơ chế CV60 cũng có một số giải pháp để đáp ứng yêu cầu này của khách hàng (liên hệ tác giả).
    2. Sản xuất cao su CV50:
    - Xác định độ nhớt nguyên liệu: Cũng như sản xuất cao su CV60, khi sản xuất cao su CV50 bắt buộc phải xem xét nguồn nguyên liệu, việc điều tra nguồn gốc của vùng nguyên liệu cũng chỉ bằng thông qua công tác thống kê, như đã trình bày bên trên việc dự báo độ nhớt nguyên liệu là không khả thi dưới bất kỳ công thức nào, chỉ thông qua thống kê để dự báo mà thôi. Nhưng khác với sản xuất cao su CV60, khi sản xuất cao su CV50 việc có nguồn gốc nguyên liệu có độ nhớt cao hơn tiêu chuẩn không còn khó cho sản xuất vì chúng ta có thể làm giảm độ nhớt xuống khung cho phép bới một lượng peptizer, việc còn lại là qua thống kê phân biệt nguồn gốc nguyên liệu trong một hồ có tính ổn định để khi tính tóan dự báo lượng peptizer mang lại kết quả khả quan.
    * Peptizer: Có 2 lọai hóa dẻo phân biệt, đó là hóa dẻo xảy ra với tính chất hóa học và tính chất vật lý (gọi tắc là hóa dẻo vật lý và hóa dẻo hóa học). Ở đây chúng ta chỉ sử dụng lọai hóa dẻo hóa học nên chúng tôi không đề cập đến hóa dẻo vật lý. Hiện nay chúng ta có rất nhiều hóa dẻo hóa học, nhưng thông dụng nhất là pepton 22 và LP 152.
    - Pepon 22: là chất rắn mịn có màu vàng nhạt không tan trong nước, phân tán trong dung môi phân cực. Qua sự dụng cho thấy pepton 22 họat động kém hơn LP 152, thông qua số lượng sử dụng. Pepton 22 cho thấy ít tác động đến độ lão hóa cao su như LP 152, nhưng do pepton 22 không tan trong nước, cũng khó phân tán trong nước nên gây trở ngại cho việc hòa trộn vào trong latex. Thường thì người ta hòa vào pepton 22 một dung môi phân cực ít hoặc không tác động đến quá trình sản xuất như NH3, sau đó hòa trộn vào latex.
    - LP 152: là một chất lỏng, có màu xanh đậm, tan dể trong nước, có độ họat động mạnh hơn pepton 22, ảnh hưởng nhiều đến độ lão hóa của cao su (chỉ tiêu PRI), người ta hòa vào LP 152 vào trong nước rồi cho vào latex.    - Xác định lượng peptizer: Khi một nhà máy sản xuất ổn định, số lượng có nguồn gốc nguyên liệu xác định, có nghĩa là ta phải xem xét một cách tổng thể, xem các yếu tố khỏa mủ (lượng mủ vào trong thùng sấy), nhiệt độ thời gian sấy không đổi, thì có thể đưa ra công thức cho 10gram peptizer sẽ giảm được bao nhiêu đơn vị độ nhớt. Điều này làm được qua thống kê. Như vậy việc sản xuất cao su CV50 ít gặp khó khăn như sản xuất cao su CV60, do có peptizer để điều chỉnh độ nhớt, việc còn lại là thông kê theo dõi, thu thập số liệu, phân tích có hệ thống sẽ có kết quả khả quan.
   - Đặc tính lưu hóa:
                                                            Giản đồ lưu hóa SVR CV50
 
    III. Chất lượng cho loại SVR 10 & 20 - SVR 10CV50 & 10CV60:
        1. SVR 10&20: 
    - Xác định nguồn gốc nguyên liệu: Thường có 3 nguồn nguyên liệu để sản xuất mủ SVR 10&20, đó là mủ chén (tạp), mủ đông từ nông trường, mủ đông từ các nhà máy, mủ dây. Hiện nay có khu vực nhà nước sản xuất SVR 10&20 cho chất lượng đạt TCVN, riêng khu vực tiểu điền ít có nơi đạt TCVN (với các chỉ tiêu như: tạp chất, Po). Khi thu nhận nguyên liệu về nhà máy, cần phải phân lọai nghiêm khắc (cùng lọai vào chung một cụm với nhau). Khi lưu trữ nguyên liệu phải có lí lịch từng cụm trong đó ghi cụ thể ngày tiếp nhận, số lượng, lọai mủ, và phải lưu trữ trong mái che. Nguyên liệu cùng lọai hoặc khác lọai, nhưng tiếp nhận khác ngày thì độ ổn định khác nhau, do vậy việc lưu trữ phải trên 20 ngày để cho tất cả các lọai rỏ nước ra ngòai có hàm lượng gần tương đương nhau và một vài tính chất gần lại nhau. Điều này giúp cho chúng ta khi sản xuất có thể phối trộn bất kỳ lọai nào với bất kỳ tỉ lệ nào cũng đều cho sản phẩm có tính ổn định về các chỉ tiêu. Việc phối trộn thông thường là dựa vào tỉ lệ tạp chất của từng cụm để có giá trị sản phẩm có tạp chất theo yêu cầu.
    - Chỉ tiêu tạp chất: Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với lọai sản phẩm SVR 10&20, do việc đặc thù thu gom nguyên liệu lọai này rất dể bị nhiễm bẩn (nhất là khu vực vùng đất xám pha cát), để giúp cho việc kiểm sóat chỉ tiêu này tốt ngòai thiết bị cán rửa nhiều thì việc giữ cho nguyên liệu sạch từ vườn cây về nhà máy hoặc thu gom ở khu vực tiểu điền cần phải có biện pháp kiểm tra giữ cao su không bị nhiễm bẩn. Ngòai ra trong quá trình sản xuất có một số giải pháp sau đây:
    + Xem xét không sản xuất các nhóm nguyên liệu chưa đủ thời gian lưu trữ
    + Kiểm tra các công đọan cán, rửa phải đạt yêu cầu
    + Phối trộn giữa nhóm nguyên liệu có tạp chất thấp và cao để có giá trị trung bình (bằng cách lấy mẫu đại diện của các nhóm test cho kết quả trước khi quyết định phối trộn), có thể phối trộn từ ba nguồn nguyên liệu khác nhau mủ tạp, mủ đông từ nông trường, mủ đông từ các nhà máy, lưu ý không dùng mủ dây.
    + Gia tăng cán rửa (có nghĩa cán từ đầu dây chuyền đến máy cán cuối cùng xếp lại, lưu trữ cho đủ mẻ rồi cho gia công lại từ đầu).
    - Chỉ tiêu Po: Thông thường Po của SVR 10&20 rất cao do chúng ta lưu trữ lâu, nếu gặp trở ngại về chỉ tiêu này thì phải kiểm tra lại thời gian lưu trữ, nếu chưa đạt thì phải gia tăng thời gian lưu trữ lên. Ngòai ra xem xét việc sấy có quá nhiệt lượng không, có trường hợp lo sợ mủ bị sống đã gia tăng một lượng nhiệt quá lớn làm cao su bị chảy nhão. Một trường hợp cần quan tâm ở khu vực mủ tiểu điền là nguyên liệu tạo đông bởi một acid vô cơ các acid này làm giảm Po và PRI, kiểm tra nhóm nguyên liệu này có thể phối trộn với nhóm nguyên liệu có Po cao hơn để có giá trị theo yêu cầu.
    - Chỉ tiêu PRI: Có các nguyên nhân sau:
        + Cao su bị oxy hóa : có thể do phơi lâu ngày trực tiếp dưới ánh nắng
        + Dùng các acid vô cơ, hoặc một số hóa chất có tính oxy hóa để tạo đông.
Để khắc phục có các giải pháp sau:
        + Phối trộn với các nhóm nguyên liệu có PRI cao
        + Ngâm hạt cốm trong dung dịch H3PO4, thiourea, acid oxalic, để ráo trước khi sấy.
    - Sống hạt, sống đùm: Một nguyên nhân chủ yếu của sống hạt là bị trộn lẫn các nhóm nguyên liệu đã ổn định và nhóm nguyên liệu còn tươi chưa ổn định, nguyên nhân khác chủ yếu nữa là do hạt cốm không đều và quá lớn, có vấn đề vế thiết bị máy cán hoặc máy băm bị nghẹt vón cục (khi gặp mủ còn quá tươi) gây sống đùm.
Để khắc phục, phải xác định đúng các nguyên nhân trên, không nên tăng nhiệt độ để giải quyết mủ sống hạt hoặc sống đùm (không khả thi).
    - Ngòai ra các chỉ tiêu khác thường ổn định.
    - Đặc tính lưu hóa:

Giản đồ lưu hóa cho ta biết thời gian lưu hóa tối ưu của mủ SVR 10&20 (mủ có nguồn gốc đông tự nhiên, nguyên liệu tạp - đông) bao giờ cũng nhanh hơn các sản phẩn có nguồn gốc từ mủ nước (tạo đông bằng acid). Nguyên nhân do một số gốc tự do hình thành từ protein trong quá trình lưu trữ ở dạng nguyên liệu, các gốc tự do này trong quá trình lưu hóa trở thành chất xúc tiến làm gia tăng quá trình nối mạng của cao su, giúp cho việc lưu hóa xảy ra nhanh hơn. Khi giản đồ lưu hóa của sản phẩm SVR 10&20 có thời gian lưu hóa tối ưu dài hơn sản phẩm SVR 10&20 khác thì chắc chắn rằng trong sản phẩm SVR 10&20 đó đã có một lượng lớn mủ đông được tạo đông bằng acid và thời gian lưu trữ còn ít (mủ tươi).
    2. SVR 10CV50 & 10CV60: Cao su CV từ mủ tạp - đông có các lọai như: cao su CV từ mủ SVR 20 và cao su CV từ mủ SVR 10, người ta cũng phân lọai CV như từ mủ nước mủ 10 hoặc 20 khi sản xuất CV có lọai CV50 và CV60. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày lọai SVR 10CV50 và SVR 10CV60 ( SVR 20 cũng tương tự, chúng tôi không trình bày). Có hai phương pháp để sản xuất lọai sản phẩm này xem phần "kỹ thuật SVR 10&20"
    - SVR 10CV60: Sản phẩm SVR 10 có độ nhớt ổn định và trong khung của CV60 (có khung quy định độ nhớt là 60 +7 và - 5). Sản phẩm này không sử dụng peptizer để điều chỉnh độ nhớt (Khi chúng ta sử dụng peptizer cho loại sản phẩm này, khách hàng của chúng ta là người tiêu dùng không biết nên khi trong quá trình cán luyện một lợng peptizer vô tình của chúng ta còn lưu lại chưa phản ứng hết sẽ gây trở ngại cho họ). Vì vậy, chúng ta phải kiểm sóat ộ nhớt trước khi sản xuất bằng theo dõi thống kê. Việc theo dõi các nhóm nguyên liệu có độ nhớt trong khung cho phép mới được dùng để sản xuất hoặc bằng biện pháp phối trộn các nhóm nguyên liệu để có độ nhớt đạt yêu cầu (cách làm này dùng cho sản xuất bằng phương pháp nhúng HNS). Đối với những nơi sản xuất có thiết bị dry prebreaker thì việc điều chỉnh độ nhớt có dể dàng hơn. Khi có nguồn nguyên liệu có độ nhớt ngòai khung chúng ta có thể điều chỉnh độ nhớt này vào khung theo nguyên tắc sau: trong thiết bị dry prebreaker cao su đợc nhào trộn với nhiệt độ rất cao do vậy thời gian cao su lưu lại trong máy lâu thì độ nhớt giảm và ngược lại. vì vậy muốn có độ nhớt cao lên hoặc thấp xuống người ta điều chỉnh sao cho lượng cao su có và đi qua trong máy nhanh hoặc chậm bằng cách tiếp liệu nhanh hoặc chậm lại, ngòai ra còn có thể hiệu chỉnh "mặt ri" nơi thóat ra khỏai máy, hẹp lại hoặc rộng ra để điều chỉnh lượng mủ nhanh chậm này.
    - SVR 10CV50: Sản phẩm SVR 10 có độ nhớt ổn định và trong khung của CV60 (có khung quy định độ nhớt là 50 +7 và - 5). Sản xuất cao su này người ta phải sử dụng một lượng peptizer để điều chỉnh độ nhớt, lượng peptizer này cũng phải thực hiện phương pháp thống kê để đưa ra công thức 10 gram peptizer thì làm giảm bao nhiêu đơn vị độ nhớt (lưu ý phải cô lập các điều kiện khác như nhiệt độ, khỏa mủ, gia công cơ). Một điều quan tâm nữa là do cao su này ở dạng khô nên peptizer là pepton 22 không thích hợp do bởi không thể hòa tan trong dung dịch đượcnên không đưa được vào sản phẩm, một peptizer tốt nhất cho trờng hợp này là LP 152. Một kinh nghiệm nữa là không nên hòa HNS và LP 152 chung một dung dịch mà tách riêng, vì dung dịch HNS là cố định thường phải dùng với liều dùng cao hơn mủ nứơc (do thất thóat trong quá trình qua máy dry prebreaker), còn LP 152 thì phải luôn điều chỉnh để có độ nhớt thích hợp rồi mới cố định lượng dung dịch này. (lưu ý khi sử dụng lượng LP 152 phải quan tâm đến chỉ tiêu PRI lương dư quá nhiều sẽ làm giảm PRI).
                                                                Giản đồ lưu hóa SVR 10CV60

    IV. Chất lượng cho loại ly tâm LA & HA: (Chúng tôi chỉ trình bày về chất lượng của lọai cao su latex bằng phương pháp ly tâm)
                           
                        Bảng yêu cầu kỹ thuật cao su ly tâm
                        
     Tên chỉ tiêu Lọai HA Lọai LA    Lọai XA
 Tổng hàm lượng chất rắn,%(m/m) không nhỏ hơn 61.5 61.5 61.5
 Hàm lượng cao su khô,% (m/m) không nhỏ hơn 60.0 60.0 60.0
 Chất không chứa cao su, (m/m), không lớn hơn 2.0 2.0 2.0
 Độ kiềm (NH3),%(m/m), tính theo khối lượng latex cô đặc
                    Không nhỏ hơn
                    Không lớn hơn

 0.60      



0.29

0.30
 Tính ổn định cơ học, giây, không nhỏ hơn 650 650 650
 Hàm lượng chất đông kết,%(m/m), không lớn hơn 0.05 0.05 0.05
 Hàm lượng đồng, mg/kg, tính trên tổng chất rắn, không lớn hơn 8 8 8
 Hàm lượng mangan, mg/kg, tính trên tổng chất rắn, không lớn hơn 8 8 8
 Hàm lượng cặn, %(m/m), không lớn hơn 0.10 0.10 0.10
 Trị số axít béo bay hơi (VFA), không lớn hơn 0.20 0.20 0.20
 Trị số KOH, không lớn hơn 1.0 1.0 1.0

    1. Chỉ tiêu VFA (acid béo bay hơi): Đây là chỉ tiêu hàng đầu của cao su ly tâm, Acid béo bay hơi (trọng lượng phân tử thấp) có trong mủ nước ở vờn cây là do tác động của vi sinh trên một số hydratcarbon có trong sérum (các acid này thường là acid acetic, acid formic, acid propionic. Chỉ số VFA cho ta thấy được tình trạng bảo quản mủ nước tốt hay xấu, các acid này lưu lại trong sérum và sau khi ly tâm một phần lớn chảy ra theo skim, phần còn lại trong mủ ly tâm sẽ tiếp tục gia tăng nhưng chậm hoặc nhanh tùy theo sự bảo quản cao su ly tâm. Tỉ lệ VFA không đợc xác định rõ rệt, tuy nhiên phải dưới 0.02% (TCVN = 0.2%), về phía khách hàng yêu cầu thường có số cao nhất là 0.04%. Như vậy việc hình thành VFA có trong cao su ly tâm cao hoặc thấp là do mức độ nhiễm khuẩn mủ nước ở vườn cây và khả năng lấy ra theo sérum trong quá trình chế biến và việc bảo quản cao su ly tâm. Có ba giải pháp cho việc cải thiện VFA :
    - Bảo quản mủ nước từ vườn cây: Làm sao đưa nhanh chất bảo quản vào mủ nước ở vườn cây càng sớm càng tốt sau khi mủ được lấy ra khỏi thân cây. Hiện nay có nhiều chế độ bảo quản như sau:
        * NH3 đơn thuần
        * NH3 + TMTD/ZnO
        * NH3 + Formol
        * NH3 + LB 219 + ZnO
    - Các chế độ bảo quản: Chế độ bằng NH3 đơn thuần là cho chất lượng tốt nhất, các khách hàng trên thế giới rất ưa chuồng vì ít gây tác hại đến sức khỏe cho con người. Nhưng việc sử dụng chế độ NH3 đơn thuần rất khó cần phải có sự tổ chức quản lý chặc chẻ, từ vườn cây về đến nhà máy (chế độ này có thể thực hiện được ở các nhà máy có vườn cây chung của nhà nước), và chế độ này có chí phí cao. Hiện nay chế độ được sử dụng nhiều nhất là NH3 + TMTD/ZnO, chế độ này dể sử dụng có khả năng diệt khuẩn tốt, tuy nhiên dung dịch TMTD/ZnO dể gây dị ứng cho da (găng tay) và có khả năng sinh nitrozamin gây bệnh ung thư. Chế độ này khi sử dụng một thời gian, có khả năng vi khuẩn quen và kháng hóa chất, lúc này tuy có sử dụng chế độ NH3 + TMTD/ZnO đúng quy định nhưng chỉ số VFA vẫn cao, lúc này phải có biện pháp khắc phục hiện tượng "kháng hóa chất" của vi khuẩn, nhưng trớc đó phải sử dụng chế độ này đúng quy định và có hiệu quả. Ngòai ra còn có chế độ NH3 + LB 219 + ZnO có thể khắc phục được vấn đề Nitrozamin nhưng khi sử dụng cần phải có sự thử nghiệm riêng cho từng đơn vị và có sự thông báo cho khách hàng biết mình đáng sử dụng chế độ nào. Chế độ NH3 + Formol khuyến cáo không nên dùng vì độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Một số thủ thuật sử dụng chế độ bảo quản NH3 + dung dịch TMTD/ZnO, nồng độ dung dịch NH3 = 15%, liều dùng khởi điểm là 0.2% w/w. Cố định nồng độ 15% còn liều dùng có thể gia tăng dựa vào chỉ số VFA đo được trong khỏang từ 0.2% đến 0.5%. Trong khi đó dung dịch TMTD/ZnO luôn cố định ở 0.025% w/w. Một điều nữa là số lượng NH3 được cấp một lần cho vườn cây, trong khi đó dung dịch TMTD/ZnO chỉ cấp 1/2 cho vườn cây, phần còn lại sử dụng tại hồ hổn hợp ở nhà máy. Việc làm này giúp cho số lượng NH3 được cấp đầy đủ cho vườn cây mong muốn đợc đáp ứng đầy đủ cho việc chống lại vi khuẩn càng sớm càng tốt (chỉ số NH3 này khi về nhà máy kiểm tra lại nếu thiếu so với ban đầu thì cấp lại cho đủ tại hồ hổn hợp ở nhà máy hoặc có thể gia tăng thêm trong trường hợp phải xử lý khi VFA cao). Trong khi đó dung dịch TMTD/ZnO phải luôn cố định nên phải cấp trước 1/2 số còn lại cấp tại nhà máy để điều chỉnh sao cho luôn luôn số lượng dung dịch TMTD/ZnO phải cố định 0.025%, cách làm này giúp cho số lượng dung dịch TMTD/ZnO không bao giờ vượt quá 0.025%. Vì vậy để kiểm sóat được chỉ số VFA  tốt cần có một chế độ theo dỏi và xử lý triệt để, nếu để VFA cao trong cao su ly tâm thì rất khó khắc phục và tốt kém ( có khắc phục đạt tiêu chuẩn thì cao su đó cũng không tốt). Trường hợp sử dụng dung dịch TMTD/ZnO hoặc LP 219, dung dịch TMTD/ZnO phải qua công đọan nghiền, việc nghiền hóa chất phải tuân thủ đúng quy định, khi công đọan này không đạt yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả diệt khuẩn của dung dịch (nghiền hạt không đều, hạt lớn). LP 219 là một chất lỏng, nên hóa lỏng ZnO rồi cho LP 219 vào (không sử dụng máy nghiền bi) nhưng khi sử dụng LP 219 cần phải theo dỏi liều dùng vì sẽ ảnh hưởng lên chỉ tiêu MST.
    2. Chỉ tiêu DRC% và TSC%:
    - Chỉ tiêu TSC%: Người ta đo hàm lượng tòan bộ chất khô có trong mẫu, bao gồm hàm lượng cao su và phi cao su, chỉ tiêu TSC% sử dụng trong kiểm soát quá trình dùng để hiệu chỉnh chỉ tiêu DRC%, khi đo chỉ tiêu TSC% này được đo theo từng mẻ trong một ngày và đo vào mỗi đầu ca sản xuất, trong một lô hàng bao gồm nhiều mẻ nhiều ngày, vì vậy có thể hiệu chỉnh lô hàng khi có chỉ tiêu DRC% (được suy từ chỉ tiêu TSC%) không đạt yêu cầu, (xử lý bằng phương pháp hòa trộn theo tỉ lệ trung bình cộng) lưu ý khi hòa trộn phải xét đến tính tương đồng của các chỉ tiêu khác. Chỉ tiêu TSC% trong kiểm tra chất lượng sản phẩm dùng để trừ DRC% để xác định phi cao su, còn thông thường chỉ theo một chỉ tiêu đó là DRC%. Ở nhà máy phải theo dỏi chế độ thay đổi vít skim để điều chỉnh chỉ tiêu DRC%, tuy theo số lượng máy ly tâm mà định ra số vít skim và lọai vít skim để thay đổi, việc làm này không khó nếu co thống kê theo dỏi quản lý tốt.
    _ Chỉ tiêu DRC%: Tuân thủ theo quy định TCVN, nếu không đạt phải hiệu chỉ, cách hiệu chỉnh bằng điều chỉnh từ trong sản xuất (chỉnh vít skim), các hiệu chỉnh trong lô sản phẩm, thì điều chỉnh bằng phương pháp hòa trộn (trung bình cộng).
    3. Chỉ tiêu phi cao su: Chỉ tiêu này phải được kiểm sóat trong khung TCVN, thông thường chỉ tiêu này đạt yêu cầu, nhưng trong một số trường hợp chỉ tiêu này vượt khung (trường hợp cao su ly tâm có phi cao su cao gần vượt khung với lại để tồn kho quá lâu). Thông thường khi sản xuất kiểm sóat chỉ tiêu này phải < 1.7 nếu vượt qua giá trị này, mặc dù chưa > 2 cũng phải điều chỉnh sản xuất, một số giải pháp như : kiểm tra việc sử dụng vít skim, chu kỳ họat động của máy ly tâm (hiệu suất ly tâm), hàm lượng nguyên liệu.
    4. Chỉ tiêu NH3 : Thực hiện NH3 đúng theo yêu cầu của kỹ thuật, chỉ tiêu này cần phải nạp đầy đủ lượng NH3 cần thiết bằng tính tóan qua giá trị test NH3 rất dể dàng, tuy nhiên cần phải cung cấp đầy đủ và kịp thời, khi ly tâm ra là phải cung ứng ngay với số lượng đã tính tóan trước, vì hành ộng sớm này giúp cho các chỉ tiêu khác như MST và VFA.
    5. Chỉ tiêu MST: Khi cao su ly tâm mới ly tâm ra khỏi máy có MST rất thấp, sau đó tăng dần theo thời gian lưu kho, tuy nhiên nếu không sử dụng xà phòng hóa thì MST sẽ không đạt theo yêu cầu kỹ thuật, vì vậy ngay sau khi ly tâm ra phải sử dụng một lượng amonium laurat để kích họat MST liều dùng xem "kỹ thuật-LATZ và HA". Sự kích họat này được giải thích như sau: Sự thay đổi chỉ tiêu MST tăng theo thời gian tồn trữ do phản ứng thủy phân các hợp chất có trong mủ, về cơ chế được giải thích như sau: Các phospho lipid có mặt tự nhiên trong mủ bị thủy phân cho ra các acid béo, ion phosphate và các chất kiềm hữu cơ. Các acid béo tìm thấy trong mủ cao su bao gồm: oleic linelenic, palmitic, stearic và arachitic, do sự hấp thu các muối ammonium của các acid béo trên bề mặt các vi cầu cao su, làm diện tích bề mặt của các vi cầu cao hơn và do đó lực đẩy giữa các vi cầu cao hơn nên chúng khó bị đông tụ hơn và như vậy sẽ làm tăng MST. Theo cách giải thích này thì cao su ly tâm có MST tăng đến cực đại khi có sự cân bằng của sự ấp thu các muối ammonium của các acid béo trên bề mặt các vi cầu, thí nghiệm cho thấy cao su ly tâm bảo quản bằng 0.02% NH3 thì MST tăng cho đến 3 - 4 tháng ngưng không tăng nữa trong khi cao su ly tâm khác có bảo quản bằng NH3 cao hơn vẫn tiếp tục tăng MST. Nếu để MST tăng tự nhiên thì rất chậm và không đạt yêu cầu, vì vậy muốn tăng nhanh người ta sử dụng liều lợng xà phòng ( amonium laurat), với LA từ 0.03% đến 0.05% cho HA từ 0.02 đến 0.04%. Lưu ý xà phong sẽ ảnh hưởng đến chỉ số KOH.
    6. Chỉ tiêu KOH: Chỉ số KOH cho ta biết về sự hiện diện của các gốc acid kết hợp với amoniac bên trong của latex. Các gốc acid này là do sự thủy phân của các protein, vì vậy khi cho amonium laurat ( acid béo có trong lượng phân tử cao) làm ảnh hưởng đến chỉ số KOH. Hơn nữa chỉ số KOH bao gồm tất cả các gốc acid và cả các gốc acid béo bay hơi (VFA). Khi sản xuất, việc xử lý các lọai hóa chất đều xảy ra bình thường và đúng liều lượng thì khi chỉ số KOH tăng cao thì lọai bỏ các yếu tố sử dụng hóa chất không đúng thì ta có các giải pháp khác để khắc phục chỉ số này, một số giải pháp như: pha lõang hàm lượng nguyên liệu nhằm giúp cho khi ly tâm dể dàng tách sérum ra theo dòng skim (các acid béo có nguồn gốc từ trong pha sérum), các gốc acid này thóat ra skim thì cao su ly tâm sẽ giảm. Một giải pháp khác là giảm chu kỳ vận hành máy ly tâm, điều này giúp cho sérum thóat ra theo skim dể dàng hơn, thì phần còn lại trong cao su ly tâm giảm. Về mặt tính tóan trong lý thuyết ta dể dàng tính được phần trăm KOH còn lại trong cao su ly tâm dựa theo tỉ lệ phần trăm TSC và DRC mà không cần phải dựa vào kết quả đo đạt.ví dụ: với DRC =  28% và TSC = 31% sau khi ly tâm có DRC = 60.3% và TSC = 61.7% đo đạt chỉ số KOH là 0.5 ta dể dàng tính tóan khi giảm DRC = 24% và TSC = 27%, sẽ có chỉ số KOH dự kiến giảm, nếu thấy chỉ số KOH giảm chưa đạt yêu cầu thì có thể thay đổi DCR và TSC để tính tóan lại cho đạt yêu cầu.
    7. Chỉ tiêu Mg: chỉ số Mg ở các nhà sản xuất không thể xác định được bởi không có điều kiện, do lượng Mg còn lại trong cao su ly tâm quá nhỏ thông thường đòi hỏi max Mg = 50 ppm, do việc cần có sự ổn định về chỉ tiêu Mg trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng nên nhà sản xuất cố gắng sử dụng DAP có tính chất sao cho Mg còn lại trong cao su ly tâm vừa đạt yêu cầu vừa phải ổn định. Điều này được giải thích rằng mủ nước vườn cây chứa trong tự nhiên manhê dưới dạng ion hóa trị hai Mg2+ cũng như lân dưới dạng anion HPO42-. Sự hiện diện của manhê trong mủ ly tâm thì không tốt đối với chỉ tiêu MST và chỉ số KOH, từ rất lâu ở RRIM đã nghiên cứu cho thấy  tỷ lệ từ 50 đến 80 ppm tối đa có trong mủ sau khi ly tâm, nếu vợt qua số đo này phải xử lý thêm xà phòng để gia tăng tính ổn định cơ học. Nếu dư thừa manhê trong mủ cũng không tốt vì sẽ dẫn đến sự hình thành thủy tinh mà điều này sẽ gây nhiều vấn đề trầm trọng trong công nghệ sản phẩm nhúng, trớc đây một số nước như Thái Lan đã đưa ra thị trờng dòng sản phẩm có manhê cao và để tăng MST họ đã sử dụng thêm lượng xà phòng, lợng mủ này đã gây khó khăn trầm trọng do đã hình thành thủy tinh vì chứa manhê quá nhiều khi đến tay người tiêu dùng. Manhê hiện diện trong mủ ở vờn cây rất cao ( có thể đến 5000 ppm/TSC) thông thường phần lớn nó được bình quân bởi sự hiện diện của của lân (điều này cũng làm ảnh hưởng đến MST) nhưng khi phối hợp với manhê thì có thể làm suy giảm hàm lượng bằng kết tủa. Tỷ lệ manhê/lân biến thiên tùy theo giống, thổ nhưỡng, nhưng cũng tùy theo chế ộ khai thác và mùa, tỷ lệ manhê/lân > 2 nên hầu hết các trường hợp đều còn thừa manhê trong mủ. Vì vậy cần phải xác định từng trường hợp cụ thể, do thừa manhê như vậy phải thêm lân dưới dạng amonium hygrogenphosphat (NH4)2HPO2 đợc viết dới dạng DAP hay DAHP. Việc thêm lân cần phải kiểm sóat tốt nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến MST và KOH. Do đó phải nắm vững liều lượng và các kỹ thuật để lọai bỏ manhê ngày càng trở nên quan trọng.Phương pháp xác định Mg xem "kỹ thuật-LATZ và HA".
    8. Chỉ tiêu kim lọai, chất đông kết:
        - Chất đông kết : Sau khi ly tâm lọai bỏ các chất rắn ra khỏi, tuy nhiên trên thực tế một số hạt nặng nhưng rất mịn không được lọai bỏ khi ly tâm, vì vậy chúng có thể làm rối lọan một số giai đọan về sau trong công nghiệp. Do đó có dự kiến phương pháp xác định hàm lợng chất kết tụ, để làm được điều này phải ly tâm rất mạnh. tỷ lệ kết tụ này đôi khi gia tăng do việc cho thêm phosphat vào mủ ly tâm (việc làm này đã bị nghiêm cấm không đợc sử dụng).
        - Chỉ tiêu các kim lọai: Đồng và mangan đựơc biệt nhằm để xúc tác họat ộng của oxy trên sự xuống cấp của chuỗi polyisopren. Số đo của hàm lượng đồng và mangan là nhằm cho biết sự hiện diện của các ion và do đó về rủi ro có thể có của sự xuống cấp về sau trong các sản phẩm công nghiệp có gốc là mủ latex. Các chỉ tiêu phải nhờ ến các phương pháp quang kế, chúng không cho phép cô lập các dạng họat động so với các dạng bất động của các ion này, do đó các thông tin nhận được sẽ không chính xác. Các giá trị đo này thường không được tực hiện trong các nhà máy sản xuất, nếu muốn phải bổ sung thiết bị đo đạt. Nhận thấy tiêu chuẩn đòi hỏi lượng tối đa là 8 ppm, nhưng khách hàng ỵêu cầu chỉ có 3 ppm.
    9. Độ ổn định hóa học : Người ta muốn xem với tác động của hóa chất Calcium Nitrate, đến việc đông kết của mủ ly tâm, có nghĩa là ảnh hưởng của việc đông kết đối với hóa chất của cao su ly tâm.
        Cách làm:
    - Pha dung dịch Calcium Nitrate chính xác 10% (cho 25g Calcium Nitrate vào bình định mức 250 ml, cho nước cất vào ngang vạch, lắc đều).
    - Cân đúng 20 gram mủ mẫu cho vào cốc 100 ml.
    - Nhỏ 2 đến 3 giọt dung dịch Calcium Nitrate 10% vào mẫu, dùng đủa thủy tinh khuấy đều cho đông kết.
    - Lấy phần mủ đông bám trên đủa thủy tinh ra, vắt cho sạch hết sérum vào lại trong mẫu.
    - Tiếp tục nhỏ 1 đến 2 giọt dung dịch calcium Nitrate 10% vào mẫu và tiến hành trình tự như trên cho đến hết mủ mẫu
    - Lấy kết quả ghi vào biểu mẫu, kết quả có giá trị từ 2 đến 4 là đạt yêu cầu.
    V. Chất lượng cho loại skim block
    Sản xuất skim block mang tính chất môi trường, lượng mủ còn lại trong skim nhỏ, sérum nhiều, khi tạo đông cần phải có một lọai acid mạnh (các acid hữu cơ thường không được dùng vì cần số lượng nhiều và quá đắt), người ta thường dùng acid H2SO4 (vì lọai acid này vừa mạnh lại vừa rẻ) sao cho thu hết mủ trong skim để có thể dể xử lý công tác môi trường. Nhưng lượng acid H2SO4 còn thừa hoặc chất phụ thải ra sau phản ứng của nó gây khó cho môi trường, làm chết vi sinh. Đã có nhiều nghiên cứu để thay thế H2SO4 trong đánh đông skim nhằm thân thiện môi trường nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan với lý do duy nhất đó là chi phí (do H2SO4 vừa mạnh lại vừa quá rẻ nên khó có chất thay thế). Để giảm chi phí người ta cố gắng giảm số lượng acid tiêu thụ, muốn vậy giải pháp khử NH3 ra khỏi skim  được áp dụng có hiệu quả nhất hiện nay là Spillway, người ta đo được lượng NH3 còn lại sau khi ra khỏi Spillway chỉ còn 0.08 đến 0.09%, tuy nhiên với lượng NHnhư vậy thì lượng acid H2SO4 tiêu tốn lên từ 100 đến 150Kg/tấn cao su khô.
    Chất lượng Skim block được xem xét về màu sắc và mùi, các giá trị này được đánh giá cảm quan.
        - Màu sắc: màu của skim block chủ yếu là do chúng ta đánh đông rồi lấy ra lưu trữ (thành mủ đông skim), mủ bị oxy hóa nên khi sản xuất skim block có màu sậm, để tránh tình trạng này, chúng ta phải lưu trữ ở dạng mủ skim nước khi đủ số lượng để sản xuất thì mới đánh đông, điều này giúp có màu sáng mà còn giảm được lượng acid đánh đông.
        - Mùi: Sản xuất ngay sau khi đánh đông skim block không có mùi hôi, không để lẫn các lọai mủ đã để lâu cùng sản xuất, nhà máy cố gắng khi có bất kỳ lượng mủ nào phải sản xuất ngay nếu các lọai mủ lấy ra từ bồn lưu trữ (mủ ly tâm) cũng phải ngây vào trong bắc chứa nước rồi sản xuất cùng với skim block.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Bản quyền thuộc về công ty cao su thuận lợi -Email: rubberngochoi@gmail.com - Hotline:0918712879 | Rubber svr3l-svr10-svr20