SVRCV
Như chúng ta đã biết, trong quá trình lưu kho cao su tự liên kết lại là tăng độ cứng của mủ (độ nhớt mooney tăng), khi đem cao su này ra sản xuất gặp trở ngại phải tốn kén chi phí gia công. Người ta đã tìm hiểu và phát hiện ra hiện tượng này là do trong cao su các nhóm carbonil liên kết với các nhóm Amino tạo thành các liên kết ngang các phân tử cao su vốn đã quá lớn, bây giờ càng lớn hơn. Muốn khắc phục tình trạng này, người ta áo dụng biện pháp khóa đầu carbonil bằng một tác chất đưa vào từ bên ngòai đó là HNS, HNS có chức năng khóa đầu carbonil lúc còn ở dạng latex và tiếp tục phản ứng trong suốt quá trình lưu kho (nghĩa là trong quá trình lưu kho, nhóm carbonil khi có điều kiện tiến đến gần nhóm amino của HNS).
Người ta đã tìm ra ở thập niên 60s, với số lượng 1,5 Kg HNS là đủ để khóa tất cả các đầu carbonil có trong cao su (ngày nay theo tác giả số lượng này đã thay đổi (đọc phần này ở "các nghiên cứu"). Sản xuất cao su có độ nhớt ổn định, chủ yếu đề cập lọai SVR CV50 và SVR CV60. Giống cây và năm trồng tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm (đọc phần này ở "giống cây"). Tuy nhiên chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết cho tất cả các lọai giống và năm trồng đã có. Ở các nước sản xuất cao su phát triển, trong quá trình sản xuất người ta luôn trang bị thiết bị đo lường kiểm nghiệm chính yếu ví dụ như: sản xuất mủ 10 & 20 trang bị máy đo độ dẻo, cao su CV là máy đo độ nhớt (tiết kiệm thì vẫn có thể sử dụng máy đo độ dẻo). Việc kiểm sóat quá trình sản xuất bằng các thiết bị đo để hiệu chỉnh kịp thời rất quan trọng giúp cho người sản xuất có phương tiện để đạt được mục đích sản xuất của mình bằng kiểm nghiệm. 1.Chuẩn bị và tiếp nhận: a. Chuẩn bị: (Tham khảo phần này của bài sản xuất "SVR L, 3L"). Để sản xuất tốt cao su CV, nhiều người đã đưa ra một số giải pháp xác định độ nhớt lúc chưa tạo đông, nhắm dự đóan trước độ nhớt của nhóm nguyên liệu cần sản xuất. Điều này thật tuyệt vời, nhưng thật ra chưa có giải pháp nào giải quyết tốt vấn đề này, rất dể hiểu rằng do chúng ta không nắm rõ cơ chế cũng như cấu trúc hình thành nên độ nhớt, nên các cố gắng của chúng ta chỉ nhằm đưa ra dự đóan mà độ tin cậy không cao. Thấy rằng độ nhớt bị tác động bởi nhiều yếu tố: khách quan như giống cây, tuổi cây, thời tiết, đầu mùa vụ; chủ quan như: thời gian tiếp nhận và xử lý hóa chất, liều dùng hóa chất, thời điểm dùng hóa chất, quá trình sấy (bao gồm: kích thước hạt cốm, nhiệt độ, thời gian sấy, số lượng mủ trong đơn vị thùng sấy) vì có quá nhiều yếu tố tác động đến độ nhớt nên chúng ta không thể cô lập để đưa ra một công thức chung cho dự đóan độ nhớt có độ tin cậy cao. Nói vậy chúng ta cũng có giải pháp nhằm kiểm sóat (không phải dự đóan) độ nhớt theo yêu cầu đặt ra, sau đây có vài ý kiến được đề nghị (liên hệ với tác giả batong780@gmail.com - 0913818817): - Giống và năm trồng của vườn cây: Điều tra các khu vực và lập bảng theo dõi mối liên hệ giữa giống cây và năm trồng với độ nhớt thực tế điều này thông qua sản xuất hàng ngày thống kê theo từng năm. Việc phối trộn giữa hai hay nhiều nguyên liệu có độ nhớt khác nhau để có độ nhớt vừa ý là rất đúng nhưng đừng bao giờ phối trộn hai hoặc nhiều nguyên liệu có độ nhớt quá chênh lệch nhau. - Cự ly vận chuyển về nhà máy: yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến độ nhớt sẽ có giải pháp cho vấn đề này (liên hệ tác giả). b. Tiếp nhận: Tham khảo phần "SVRL,3L" 2. Xử lý nguyên liệu: Kiểm tra chỉ số pH, TSC%, chất nhiễm bẩn (Tham khảo phần SVR L, 3L). Như vậy, dùng HNS để khóa đầu carbonil làm ổn định độ nhớt, và theo tiêu chuẩn về độ nhớt Mooney CV 60 có ML1,4' = 60 ±5, khi độ nhớt vượt quá khung tiêu chuẩn không được phép sử dụng bất kỳ peptizer nào để cắt mạch hạ độ nhớt. Theo tiêu chuẩn về độ nhớt Mooney CV 50 có ML1,4' = 50 ±5, ngòai HNS dùng để ổn định độ nhớt người ta còn phải sử dụng một lượng peptizer để làm dẽo cao su (xem thêm " các nghiên cứu"), nên còn được gọi CV50 (P). - Xử lý HNS: theo tính tóan cứ 1.5 kg HNS sử dụng cho 1000Kg cao su khô, quy tắc tam xuất ta sẽ có lượng HNS dùng trong một mẻ (hồ), rất dễ dàng pha lõang bằng nước sản xuất sao cho HNS tan hòan tòan, tưới đều và khuấy đều. - Xử lý peptizer (chất dẽo hóa hóa học): hiện nay thông dụng có pepton 22* và LP 152**, liều dùng: có người cho rằng có 5 gram pepton 22 sẽ làm giảm 2 đơn vị độ nhớt, điều này không đúng bởi vì chưa nắm rõ cơ chế phản ứng của pepton 22 (xem phần "các nghiên cứu), vì vậy liều dùng của peptizer phải có kinh nghiện qua công tác thống kê. (*) Pepton 22: ở thể rắn, bột mịn, không tan trong nước, độ mạnh về phản ứng hóa học (cắt mạch) kém, có lượng thừa sau khi hòan tất sản phẩm nên nếu sử dụng số lượng nhiều sẽ bị ảnh hưởng cho các công đọan gia công về sau, do vậy nên không ảnh hưởng trên chỉ tiêu PRI. (**) LP152: ở thể lỏng, dễ hòa tan trong nước, dễ trộn đều, độ mạnh hóa học cao, ảnh hưởng rất lớn đến PRI. - Phối hợp nguyên liệu: việc phối hợp nguyên liệu ở vườn cây rất quan trọng, cần có sổ thống kê tất cả vườn cây cần để sản xuất cao su CV, khi phối hợp ngòai số liệu thống kê cần phải có kiến thức để xem xét từng trường hợp cụ thể để phối hợp. 2. Tạo đông: thủ công và hai dòng chảy các bước công việc (xem phần "SVR L, 3L"), khi sản xuất cao su CV chỉ tiêu về màu không xem xét, vì vậy chúng tôi không quan tâm về tác động của acid lên chỉ tiêu màu, mà chỉ quan tâm về chi phí và độ nhớt Mooney, khi sản xuất cao su CV công đọan tạo đông cần lưu ý: - Quan tâm đến tính chất đông của khối mủ, phải có kiến thức để xem xét sự tương quan giữa công đọan sấy và tạo đông. Khối mủ đông cứng xốp, % lượng nước có trong khối mủ đông thấp hơn khối đông mềm, xen kẻ các phân tử cao su là nước, vì vậy khi sấy khối đông cứng xốp sẽ mau thóat nước hơn khối mủ mềm, phân tử nước bốc hơi len lõi qua các phân tử cao su làm xốp cao su và tránh được sự cắt mạch của nhiệt làm độ nhớt cao hơn cao su mềm dẽo, cao su tạo đông mềm dẽo có những phần cao su dính chặc vào nhau, trong khi đó phần khác lơ lửng, khi tạo đông gặp tình trạng này vừa bị thất thóat mủ (nước sérum đục) vừa có độ nhớt thấp do bị tác động nhiều của nhiệt độ (độ nhớt thấp cao không đều). Do vậy tùy vào nhiệt độ cài đặt và độ nhớt riêng của từng hồ mủ chế độ đánh đông (thông qua chỉ số pH) phải tương ứng, muốn làm tốt khâu này cần phải có sự thống kê và xem xét mối tương quan của chúng. - Vẫn phải thực hiện chống oxy hóa bề mặt, để có khối mủ đồng đều về màu. - Do lý luận như trên nên thời gian để khối đông thuần thục sớm hay trể đều bị ảnh hưởng đến độ nhớt của cao su. 3. Gia công cán, rửa, tạo hạt: (Tham khảo phần "SVRL,3L") Kích thước hạt cốm, số lượng mủ trong trolley tương quan với nhiệt độ sấy cùng tác động đến độ nhớt, khi hiệu chỉnh kích thước hạt cốm cần phải lưu ý đế nhiệt độ sấy và trọng lượng mủ trong thùng cần phải có sự thống kê để có được việc hiệu chỉnh vừa ý, muốn khắc phục độ nhớt trong vùng tiêu chuẩn có thể hiệu chỉnh các thông số này. 4. Sấy: Chúng tôi chỉ đề cập đến lò sấy trolley (tham khảo phần "SVR L, 3L") Như đã nói ở phần trên, độ nhớt Mooney bị tác động bởi nhiều yếu tố trong đó có nhiệt độ, vì vậy khi cài đặt nhiệt độ phải có thống kê theo dõi các yếu tố liên quan, cô lập, lọai trừ các yếu tố khác hoặc kết hợp để có thông số cài đặt tốt nhất. Nếu sản xuất cao su CV dựa vào tính chất không sử dụng nhiệt để làm giảm độ nhớt thì công đọan sấy rất dể dàng, sấy như hướng dẫn của nhà thiết kế lò sấy theo từng lò sấy, việc tắt hoặc mở lò cũng không ảnh hưởng đế độ nhớt của cao su CV. Nhưng nếu dùng cách mà phải dùng nhiệt để làm giảm độ nhớt thì khi tắt hoặc mở lò phải theo dõi kỹ từng thùng sấy đo đạt độ nhớt từng thùng để có sơ sở phải giảm lúc tắt hoặc tăng lúc mở lò theo từng thùng để có độ nhớt thích hợp. 5. Đóng gói, bao bì: (tham khảo phần "SVR L, 3L") 6. Ghi chép: Trong tất cả các quá trình đều phải tạo biểu mẫu sao cho các số liệu được ghi chép cụ thể và có thể tra cứu truy tìm tận gốc khi có sự cố. (*) Muốn sử dụng rây 60 mesh, phải sử dụng chất chống đông là Na2SO3, chất này có tác dụng làm lỏng (không phải lõang) mủ do đó các hạt cát dể dàng rơi xuống đáy hồ với vận tốc nhanh. |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét