Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Xuất khẩu cao su năm 2013: Nhiều thách thức

 

Xuất khẩu cao su năm 2013: Nhiều thách thức
Kết thúc năm 2012 với những nỗ lực không ngừng của toàn ngành, xuất khẩu tiếp tục tăng cao. Tính chung trong năm 2012, kim ngạch đã đạt 2,85 tỷ USD. Bước sang năm 2013, dự báo sẽ còn nhiều khó khăn đối với
Ngay từ năm 2006, cao su đã có mặt trong “câu lạc bộ” các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Với những điều kiện thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu cao su liên tục tăng cao trong các năm. Đặc biệt trong năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cao tăng gấp 19,5 lần so với năm 2000, bình quân 1 năm tăng 31%. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, do khó khăn của tình hình kinh tế trong nước và thế giới nên xuất khẩu cao su dù vẫn tăng về khối lượng nhưng trị lại sụt giảm đáng kể. Kết thúc năm 2012 cả nước đã xuất khẩu 1,02 triệu tấn mủ cao su, thu về 2,85 tỷ USD, tăng 25% về khối lượng nhưng kim ngạch giảm 11,7%.
Thực tế, giá xuất khẩu cao su đã tăng khá cao qua các năm (năm 2011 đạt 3.960 USD/tấn, gấp trên 6,5 lần năm 2000). Riêng trong năm 2012, giá xuất khẩu trung bình giảm xuống còn 2.816 USD/tấn. Về . hiện tại Trung Quốc vẫn là xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 46% tổng giá trị xuất khẩu cao su xuất khẩu. Tiếp đến là Malaysia, Ấn Độ…
Bước sang năm 2013, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) dự báo những khó khăn sẽ vẫn tiếp diễn và ước lượng sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam cũng sẽ đạt khoảng 1 triệu tấn, với mức giá bình quân của cao su xuất khẩu khoảng 2.700 USD/tấn và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,7 tỷ USD trong năm 2013. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng cần có những giải pháp quyết liệt trong xúc tiến thương mại.
Cũng theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2013, trong nước đang có dấu hiệu tăng, tại Bình Phước, thiên nhiên tháng 2/2013 tiếp tục tăng lên. Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và PTNT, giá thu mua mủ cao su dạng nước tại Bình Phước những ngày đầu tháng 2 đạt 16.000 đồng/kg, mức giá này được duy trì từ tuần cuối của tháng 1/2013.
Được biết, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong tháng 1 năm 2013 đạt 108,6 ngàn tấn, trị giá 296,1 triệu USD, đơn giá bình quân đạt 2.726 USD/tấn, tăng 55,4% về lượng và tăng 54,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Hầu hết các thị trường xuất khẩu của cao su thiên nhiên trong tháng 01/2013 đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc dẫn đầu với khối lượng đạt 57.168 tấn (52,6%), tăng 31,4%. Thị trường Malaysia xếp thứ hai với 18.444 tấn (17%), tăng 158,6%. Thị trường Ấn Độ đạt 5.169 tấn (4,8%), tăng 51,3%. Thị trường Đức và Hoa Kỳ tăng rất cao, gấp hơn 3 lần so tháng 1 năm trước. Thị trường Đức 4.198 tấn (3,9%), tăng 245,5% và thị trường Hoa Kỳ 4.182 tấn (3,8%), tăng 232,7%.
Mặc dù có sự nhích nhẹ về giá trong những tháng đầu năm 2013, tuy nhiên, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam trong năm 2013, cần tiếp tục thúc đẩy phối hợp giữa doanh nghiệp và người dân trồng cao su để giữ mức giá tốt nhất, tránh gây hỗn loạn thị trường, giá thấp.
Cùng với đó, để tiếp tục hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, trong thời gian tới, ngoài việc tăng cường trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao chất lượng và chuyển đổi cơ cấu sản phẩm nhằm phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch vùng trồng cao su và mạng lưới sơ chế cao su ở từng địa phương. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng cao su thiên nhiên tại Việt Nam và không ngừng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…
Đặc biệt cần hướng tới thành lập sàn giao dịch cao su vào năm 2015 nhằm đạt được giá minh bạch. Ngoài ra, tích cực xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm cao su Việt Nam. Mở rộng các quan hệ quốc tế để trao đổi thông tin, thị trường, giá cả, chiến lược phát triển và các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng cho ngành cao su để nâng cao năng lực quản lý trong toàn ngành.
Nguồn: dangcongsan.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Bản quyền thuộc về công ty cao su thuận lợi -Email: rubberngochoi@gmail.com - Hotline:0918712879 | Rubber svr3l-svr10-svr20